Những nguy cơ nào dẫn đến sinh non?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước

Mặc dù khoa học ngày nay có nhiều tiến bộ với các trang thiết bị hiện đại (nuôi trong lồng kính, có máy thở ôxi, nhiệt độ trong phòng luôn được giữ ấm khoảng 29-30 độ C…); phần lớn các bệnh viện đều có chuyên khoa chăm sóc trẻ sinh non, các bé được nuôi cách ly để bảo đảm tiệt trùng, được chăm sóc toàn diện, tất cả các đồ dùng đều được rửa sạch và hấp; vì trẻ chưa có khả năng tự bú mẹ nên các bác sĩ sẽ cho bé ăn bằng đường tĩnh mạch hoặc bằng bơm xông vào dạ dày. Nhưng với trẻ sinh thiếu tháng do các chức năng trong cơ thể đều chưa đạt tiêu chuẩn vì thế mà sức kháng thể rất yếu, dễ mắc bệnh, không có điều kiện để phát triển tốt về trí lực và thể lực… nên rất vất vả cho người mẹ trong việc nuôi dưỡng, ngoài ra còn gặp nhiều rủi ro khác khó mà lường trước được.

Nguyên nhân sinh non

Người mẹ có thể sinh con thiếu tháng do tử cung co lại sau tháng mang thai thứ ba. Cần siêu âm để có cơ sở chẩn đoán đúng tình trạng bất thường này. Nhiễm trùng đường tiểu hay bộ phận sinh dục cũng dẫn đến tình trạng này. Các tác nhân gây bệnh thông thường do vi khuẩn Streptocoque B, Colibacilles, Mycoplasme hay Gardnerella Vaginalis. Nhiễm trùng kích thích tử cung co bóp, đồng thời chất đản bạch xuất hiện trong nước tiểu. Ngoài ra, còn có nhiều nguyên nhân khác làm tăng tình trạng sinh non như: tuổi người mẹ quá cao hoặc quá trẻ, sinh nở nhiều lần, căng thẳng thần kinh, di chuyển quá nhiều. Vì vậy, cần có cách điều dưỡng thích hợp cũng như cần khám thai định kỳ để phòng ngừa sinh nở trước thời hạn.

Những phụ nữ có những đặc điểm như:

  • Cổ tử cung thấp: cổ tử cung đóng vai trò như một cái khoá để ngăn cản không cho đứa bé chào đời trước thời hạn 9 tháng 10 ngày. Khi cổ tử cung quá thấp thì chức năng của nó sẽ bị giảm đi, ngay cả khi cổ tử cung co bóp quá sớm vào tháng thứ 5 hoặc thứ 6. Nếu gặp trường hợp như thế này người mẹ thường phải có chế độ nghỉ ngơi kịp thời.
  • Cổ tử cung hở (hở eo dạ con): Thường gặp ở những phụ nữ đã ít nhất 1 lần đẻ non hoặc bị sảy thai vào quí thứ 2 của thai kỳ.
  • Những người chửa đa thai hoặc bị cao huyết áp.
  • Những người có tiền sử sinh thiếu tháng ở những lần mang thai trước đó. Những trường hợp này cần được báo trước để có chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi, thậm chí các bác sĩ yêu cầu nhập viện để tiện theo dõi hoặc phải nằm bất động để có thể hạn chế được tối đa nguy cơ đẻ trước tháng.

Hãy tự chăm sóc mình

Việc đẻ non không phải là không tránh khỏi, y học đã có những tiến bộ để giúp đỡ những bà mẹ trong tương lai nhưng trước hết, bạn phải là người ý thức được những nguy hiểm gặp phải. Ngay từ bây giờ không ai khác mà chính bạn phải biết cách tự chăm sóc bản thân mình vì đứa con tương lai, phải biết được những gì nên làm và việc gì không nên làm.

Ngoài chồng, bố mẹ, anh chị em cũng có thể giúp bạn làm những việc nặng nhọc.

Trong trường hợp có nguy cơ đẻ non, bạn hãy thương lượng với chồng bạn để có thể tạm nghỉ ở cơ quan, tập trung nghỉ ngơi và chỉ làm những việc nhẹ nhàng. Tất nhiên là không được đi chơi xa.

Phải nghiêm khắc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi hàng ngày.

Ngoài ra, người chồng cũng phải biết tạo không khí thật thoải mái trong gia đình khi người vợ mang thai, tránh làm người vợ bị sốc hay bị stress, căng thẳng về tinh thần.

Bạn cần phải làm gì?

  • Nếu thấy tử cung co bóp từng cơn đều đặn và thấy nặng ở vùng xương chậu thì phải đi khám ngay.
  • Bạn phải nghỉ ngơi, không được làm việc, không được làm những việc nặng nhọc, có khi còn phải nằm yên một chỗ không được đi lại, ngoài ra bạn còn cần phải dùng thuốc theo đơn bác sĩ.
  • Nếu không phải nhập viện, bạn có thể yêu cầu bà đỡ đến theo dõi mỗi tuần 1 lần.
  • Trong trường hợp cần thiết và theo yêu cầu của bác sĩ, có thể bạn sẽ phải nhập viện để có thể được theo dõi tốt hơn.
  • Ngay khi mang thai, bạn hãy đến “Phòng tư vấn trước sinh” tại các bệnh viện để có được những lời khuyên cần thiết và bổ ích

Tìm hiểu về trẻ sinh thiếu tháng

Số lượng trẻ sinh thiếu tháng ngày càng tăng, các nghiên cứu khoa học mới nhất có thể cho thấynhững trẻ sinh thiếu tháng vẫn có thể sống khoẻ mạnh. Tuy nhiên, trẻ sinh thiếu tháng có thể trở thành gánh nặng cho ngân sách y tế công cộng. Trẻ gặp nguy cơ tử vong lớn và có thể mang nhiều di chứng tiềm ẩn. Tỷ lệ trẻ đẻ non được cứu sống hiện nay khoảng 74% - 84%, trong đó có khoảng 10% - 11% mang dị tật. Ngày nay, người ta cũng có thể cứu được 30% - 60% trẻ dưới 29 tuần.

Khi trẻ ra đời, trong thời hạn 38 đến 42 tuần (9-10 tháng) được coi là sinh nở đúng thời hạn. Trẻ chào đời trước kỳ hạn 37 tuần, tính từ ngày người mẹ tắt kinh được gọi là đẻ non. Thông thường, đẻ non xảy ra trong khoảng thời gian từ 23-36 tuần. Về phương diện sinh học, thời gian mang thai phải từ 23-24 tuần thì thai nhi mới có cơ may sống còn. Tình trạng gia tăng số trẻ đẻ non hiện nay một phần do tiến bộ y học. Nhờ tiến bộ y học, ngày nay các bác sĩ có thể quyết định cho đẻ non để cứu sống đứa bé. Nhiều phương tiện kỹ thuật như corticode, quạt nhân tạo, điều dưỡng tốt, cho phép cứu sống trẻ chỉ nặng 500 gram. Do đó, số tẻ sinh thiếu tháng do quyết định của bác sĩ chiếm tỷ lệ 45%. Khi sản phụ bị cao huyết áp, và trong nước tiểu có chất đản bạch (alnumine) hoặc khi sản phụ mắc bệnh tiểu đường, hoặc thai nhi có những triệu chứng bất thường, người ta sẽ cho đẻ non. Thai nhi cũng cần chài đời sớm khi có dấu hiệu suy dinh dưỡng hoặc khi sản phụ lớn tuổi khó mang thai, các trường hợp sinh đôi, sinh ba chiếm tỷ lệ 15% đẻ non. Nhìn chung 4/10 trường hợp sinh thiếu tháng thuộc tình trạng bình thường và khó có thể giảm thiểu hơn nữa. Vì khi trẻ sinh thiếu tháng, thường do khuyết tật của cơ thể người mẹ, khó tránh khỏi hậu quả bất thường của tử cung, điểm bám rau hay mang thai.

Trẻ sinh non dễ mắc bệnh

Đa số trẻ sinh thiếu tháng đều sinh sống bình thường, chỉ có 3/10 trẻ quá thiếu tháng là có dấu hiệu bất thường về xúc giác, thị giác, thính giác, phổi mãn tính, liệt não, nhất là cơ năng vận động. Nhưng các thành tựu y học mới đã đem lại nhiều hy vọng. Liệu pháp điều trị hoócmôn có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ sinh sớm ở phụ nữ bị rủi ro. Trong một nghiên cứu dài hạn cho thấy trẻ sinh thiếu tháng không nhất thiết phải chịu những hậu quả xấu. Nhiều trẻ sinh thiếu tháng (dưới 37 tuần so với 40 tuần bình thường) vượt qua được định mệnh, phát triển trí tuệ bình thường khi trưởng thành. Trong số 300 trẻ nhẹ cân nhất đang đi học, điểm số về từ vựng của trẻ tăng 11 điểm từ 3-8 tuổi, còn tăng 4,5 điểm đối với trẻ bình thường. Ngay cả chỉ số IQ của trẻ cũng tăng rất nhanh. Nếu khi 3 tuổi, chỉ số này mới là 70-80, thì 5 năm sau đạt ở mức bình thường – 100. Sự cải thiện cho thấy khả năng phục hồi những tổn thương của trẻ sinh thiếu tháng. Không có công thức nào cho kết quả này nhưng thống kê cho thấy gia đình hạnh phúc và người mẹ có trình độ là yếu tố quan trọng. Các gia đình có người mẹ có trình độ học vấn thấp thì các biện pháp can thiệp sớm là cần thiết. Sự chú ý đặc biệt sẽ giúp trẻ thích nghi nhanh hơn. Tiến sĩ Maureen Hack, nhà thần kinh học ở bệnh viện trẻ em Cleveland theo dõi nhóm trẻ này cho thấy đến năm 20 tuổi đã phát hiện thấy chúng ít có hành vi mạo hiểm như uống rượu, nghiện ma túy hơn những trẻ được sinh nở bình thường. Điều này phản ánh tình yêu thương của cha mẹ, những người luôn hết lòng giúp đứa trẻ yếu ớt có được sức mạnh để tồn tại. Những kết quả nghiên cứu rất khả quan nhưng các nhà khoa học vẫn còn nhiều vấn đề phải nghiên cứu tiếp. Não của trẻ sinh thiếu tháng thường nhỏ hơn, ngay cả khi trẻ đã 8 tuổi. Trẻ thường thuộc nhóm học sinh yếu và có chỉ số IQ thấp hơn trẻ bình thường, chủ yếu là trẻ bị thiếu máu não sau khi sinh. Các thống kê chưa tính đến những khỏan chi phí rất lớn của gia đình, thậm chí lên đến hàng trăm nghìn đôla. Cách tốt nhất vẫn là làm giảm số lượng trẻ sinh thiếu tháng. Một nửa không có lý do, thậm chí có nguyên nhân rõ ràng như sinh đôi, mẹ dùng thuốc hoặc bị nhiễm trùng… thì cũng không có thuốc chữa. Nhưng đối với các bà mẹ có tiền sử sinh sớm, các bác sĩ sẽ tiêm hàng tuần một lọai hoomôn như progesterone để ngăn 1/3 trẻ ra sớm. Trong tương lai, liệu pháp hoocmon sẽ được sử dụng rộng rãi tại các bệnh viện Mỹ và Châu Âu. Những bộ phận chưa hòan chỉnh của trẻ sinh thiếu tháng có thể dẫn tới hậu quả là một sồ bệnh lý sau:

  • Phổi: các nang khí suy sụp không đủ oxy cung cấp cho cơ thể. Quá trình này kéo dài sẽ dẫn đến các bệnh hô hấp mãn tính.
  • Não: các mạch máo yếu ớt dễ bị dãn hay rò rỉ ngay sau khi sinh. Sự thiếu máu nghiêm trọng ở não có thể gây tổn thương não.
  • Hệ miễn dịch: các hệ thống bảo vệ cơ thể không thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn
  • Máu: không đủ thời gian để sản xuất lượng tế bào hồng cầu tối thiểu.
  • Gan: thiếu khả năng đào thải những chất độc tích tụ trong máu.

Các biện pháp tránh đẻ non

Điều cơ bản để sinh đúng kỳ và đảm bảo an toàn cho bé là phải nghỉ nhiều và tự mình phải chú ý theo dõi tình hình sức khỏe lúc mang thai. Những cố gắng quá sức về thể lực của sản phụ sẽ làm tăng nguy cơ đẻ non rất nguy hiểm. Những cố gắng về thể xác, nhịp độ công việc, stress… đều có thể dẫn đến đẻ non bất thần. Khi với cao tay, mang vác, xách nặng, ngồi xổm.. đều là những tác động làm tăng nguy cơ đẻ non. Ngày nay, các bác sĩ đã chẩn đoán được đặc điểm giải phẫu của một số phụ nữ và có biện pháp theo dõi chặt chẽ hơn như:

  • Cổ tử cung ngắn: thông thường cổ tử cung dài và giữ vai trò như cái chốt vì thế thai sẽ không dễ dàng chui qua. Nếu cổ tử cung ngắn hoặc co lại sớm hơn vào khoảng tháng thứ năm hoặc thứ 6 thì “cái chốt “này ít có hiệu quả. Nếu trong khi khám thai, thấy cổ tử cung ngắn hoặc co lại sớm hơn bình thu7o2ng thì nên đến bác sĩ và nghỉ ngơi ngay. Một số loại thuốc dùng trong lúc mang thai có thể làm cổ tử cung ngắn.
  • Cổ tử cung hé mở: cũng làm tăng nguy cơ đẻ non. Triệu chứng này thường thấy ở phụ nữ có tiền sử đẻ non hay hơn một lần sảy thai sau 3 tháng tuổi của thai nhi.
  • Đa thai hoặc một số bệnh như cao huyết áp: dẫn đến phải can thiệp y học đẻ sớm để đảm bảo sức khỏe cho thai nhi. Khi mang thai, sản phụ cần quan tâm chăm sóc bản thân, tự mình nhận thức được các tác động có nguy cơ gây sảy thai và những cảm giác cần phải báo động lúc cảm thấy nặng ở bụng dưới.

Có thể tránh được tình trạng đẻ non, vấn đề chính là sản phụ cần cú ý theo dõi thai nhi, làm theo lời khuyên của bác sĩ, được đỡ đần trong các công việc của gia đình. Cần có phản xạ tốt khi có dấu hiệu báo động. Nếu cảm thấy cơn co đều, nhịp nhàng và thấy nặng vùng xương chậu cần đến ngay bệnh viện chuyên khoa. Đo số nhịp các cơn co, chiều dài cổ tử cung, siêu âm sẽ giúp nhận biết được nguy cơ thực sự của đẻ non. Nếu chỉ là báo động nhỏ, ít đe dọa, sản phụ cần được nghỉ ngơi, tránh gắng sức như chạy, giặt, cần nằm nghỉ trên giường, dùng thuốc chống co thắt hoặc một số thuốc khác. Nếu tuổi thai nhi dưới 7 tháng, sản phụ phải vào khoa hồi sức sơ sinh. Sản phụ cần nghỉ ngơi kết hợp với dùng thuốc chống co bóp tử cung và một số thuốc khác.

Y học đã dùng mọi biện pháp tránh đẻ non. Đồng thời cũng tránh hồi sinh những trẻ đã qua đời quá thiếu tháng, ốm yếu vì sợ trẻ phải gánh chịu suốt đời nhiếu khuyết tật bẩm sinh. Đối với những trẻ sinh thiếu tháng sống sót, người ta phải theo dõi và khám nghiệm 3 tháng 1 lần cho đến khi trẻ tròn 6 tuổi để có thể sữa chữa kịp thời các khuyết tật nếu có.