Ngủ nhiều sẽ thành công hơn?

Nguyen tan Dat
Nguyen tan Dat
Trả lời 16 năm trước
Cuộc sống hiện đại ngày càng bận rộn, công việc căng thẳng, khiến cho nhiều người không có thời gian để ngủ! Vì sao giấc ngủ mang lại thành công? Một ngày mới có tràn đầy sinh lực hay không tùy thuộc rất nhiều vào chất lượng giấc ngủ của đêm hôm trước. Theo bác sĩ Phan Vương Huy Đổng (Hội Y học thể dục - thể thao, TP.HCM): "Giấc ngủ là khoảng thời gian để mọi tế bào của cơ thể được nghỉ ngơi và "nạp" lại năng lượng đã hao hụt trong suốt một ngày làm việc. Đó là quy luật tự nhiên và cần tôn trọng. Một nghiên cứu thực hiện tại Pháp cho thấy, sau một vài ngày thiếu ngủ, thì những chỉ số hoạt động trí não như khả năng và tốc độ tập trung; mức độ cảnh tỉnh và nhạy bén với nguy hiểm; trí nhớ cùng những chỉ số tâm trạng đều suy giảm một cách đáng kể". Giấc ngủ ngon sẽ giúp đảm bảo sức khỏe, phục hồi năng lượng, ổn định thần kinh, điều hòa các chức năng của tạng phủ. Sự hoạt động của tế bào thần kinh hằng ngày bị tiêu hao một số lớn năng lượng, cần được bù đắp lại. Làm việc phải có chế độ nghỉ ngơi nhất định, đó là phép dưỡng sinh của con người. Ngoài ra, giấc ngủ còn giúp cho não thư giãn để có thể bắt đầu làm việc trở lại tốt hơn. Ngủ tốt sẽ giúp cơ thể tiết kiệm năng lượng, bù đắp nhanh các năng lượng bị tiêu hao, bài tiết tối ưu các kích thích tố, tái tạo và khôi phục nhanh các mô tế bào, duy trì sự trẻ trung và linh hoạt, giúp trí óc minh mẫn... Khi không ngủ được, não sẽ luôn trong trạng thái bị kích thích liên tục, làm tiêu hao năng lượng và các chất dinh dưỡng, dễ dẫn đến suy nhược hệ thần kinh và cơ thể. Với trạng thái như vậy, hoạt động trí óc sẽ không hiệu quả, không đem lại thành công. Với những người phải thức khuya, ngủ ít thì làm sao? Có một số lĩnh vực nghề nghiệp, một số người do tính chất công việc phải làm việc rất nhiều, cả ban ngày và về đêm, thời gian ngủ với họ rất ít. Vậy, với những người này thì giải quyết ra sao? Lời khuyên đầu tiên, theo bác sĩ Phan Vương Huy Đổng là: cố gắng tận dụng khoảng thời gian trống trong ngày để cơ thể được nghỉ ngơi bù lại sau đó càng sớm càng tốt. Việc lạm dụng những chất kích thích như trà, cà phê để giải quyết trong trường hợp này là không nên. Bởi, mặc dù trà, cà phê luôn được nghĩ đến như một cứu cánh đầu tiên, do hiệu quả tức thì trong việc chống buồn ngủ, nhưng, trên thực tế chưa có nghiên cứu nào chứng minh trà và cà phê giúp cải thiện những mệt mỏi hoặc suy giảm chức năng nhận thức hoặc độ tập trung do thiếu ngủ. Bác sĩ Phan Vương Huy Đổng cho biết thêm: gần đây đã có một số công trình nghiên cứu về vai trò của các vitamin, khoáng chất và tinh chất nhân sâm G115 trong việc cải thiện sự suy giảm chức năng nhận thức, khả năng tập trung và trí nhớ cũng như mệt mỏi do thiếu ngủ gây ra, đã đem lại kết quả rất khả quan. Tuy vậy, việc sử dụng những chế phẩm Bài viết nằm trong khuôn khổ chương trình giáo dục cộng đồng của Hội Y học thể dục-thể thao TP.HCM, 529-531 Bà Hạt, P.8, Q.10, TP.HCM, ĐT: (08) 8532370. Website: www.yhocthethao.org không thể thay thế hoàn toàn một giấc ngủ, vì vậy hãy cố gắng có một giấc ngủ từ 7-8 giờ mỗi ngày. Các khảo sát cho biết, thời gian ngủ tùy theo từng lứa tuổi. Chẳng hạn, bé sơ sinh ngủ khoảng 17 giờ/ngày; trẻ lớn hơn ngủ từ 9-10 giờ mỗi đêm; người trưởng thành ngủ 7-8 giờ/đêm; còn người cao tuổi ngủ dưới 6 giờ/đêm. Tuy nhiên, không nhất thiết phải tuyệt đối như vậy, miễn sao giấc ngủ sâu, chất lượng tốt là được. Nếu rơi vào stress, hay bị chứng mất ngủ, nên chọn chơi một môn thể thao phù hợp; nghe nhạc hay chia sẻ với bạn bè, người thân để giải tỏa mâu thuẫn; tắm nước ấm 20 phút trước khi đi ngủ; tập thể dục buổi sáng đều đặn, và tập những bài tập thể dục nhẹ có tính chất thư giãn trước khi đi ngủ... để giúp có được một giấc ngủ ngon và một cuộc sống vui vẻ, thành công hơn. Cần tránh ăn uống thịnh soạn, dùng thức ăn khó tiêu gần giờ đi ngủ; người bị mất ngủ thoáng qua có thể tự áp dụng những biện pháp thích hợp để dễ ngủ. Nhưng nếu bị mất ngủ liên tục, kéo dài, thì cần đi khám để có hướng chữa trị thích hợp, tránh việc tự ý dùng thuốc ngủ.