Bị rối loạn da là sao các bạn?

Bị rối loạn da là sao các bạn? cho mình thông tin với!

biet roi
biet roi
Trả lời 13 năm trước

Rosacea – Hiện tượng rối loạn da mãn tính

Từ có màu đỏ như quả cà chua, mũi có thể chuyển sang sưng phồng và biến dạng. Rosacea là hiện tượng rối loạn da mãn tính, ảnh hưởng tới khoảng 10% dân số. Bệnh không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ nhưng lại tác động rất lớn về mặt thẩm mỹ.

Rosacea là một dạng mụn?

Rosacea cũng giống như mụn trứng cá nhưng không xuất hiện ở giai đoạn thiếu nhiên mà chỉ xảy ra ở người trưởng thành (30 – 50 tuổi). Rosacea xuất hiện ở cả hai giới nhưng thường gặp hơn ở phụ nữ.

Nguyên nhân gây bệnh?

Bệnh có thể kéo dài trong nhiều năm và khó chữa. Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được biết rõ.


Ban đỏ khắp trán và má, có thể bị phù quanh mắt là biểu hiện của bệnh Rosacea (Ảnh minh họa)

Dấu hiệu giúp nhận biết bệnh Roscea?

Bệnh có khuynh hướng phát triển theo thời gian nhưng không phải ai cũng gặp tất cả những tình trạng dưới đây:

- Da khô ở vùng bị mụn.

- Ban đỏ khắp trán và má, đôi khi có thể xuất hiện ở cổ và ngực.

- Mũi to ra và bị biến dạng.

- Có thể bị phù quanh mắt.

Diễn biến bệnh?

Rosacea thường trải qua ba giai đoạn.

Giai đoạn 1: Mặt ửng đỏ, rất dễ bị nhầm lẫn với gương mặt hồng hào.

Các mạch máu nhỏ ở khu vực này ngày càng dãn nỡ, dễ nhìn thấy dưới da. Nhiều bệnh nhân có cảm giác đau nhức hoặc nóng rát, căng tức ở da mặt và có thể gặp tình trạng kích ứng.

Giai đoạn 2: Vết ửng đỏ lan rộng ra. Những nốt mụn mủ nhỏ xuất hiện, đặc biệt là ở giữa trán, cằm và mũi (gọi là mũi cà chua). Các lỗ chân lông cũng nở to hơn.

Giai đoạn 3: Mũi cùng khu vực trung tâm khuôn mặt sưng tấy và gia tăng kích thước. Sự sưng tấy có thể lan đến tận tai, làm biến dạng mũi, được gọi là rhinophyma (bệnh mũi sư tử). Tình trạng này thường gặp nhất ở nam giới nhưng phần lớn trường hợp bệnh không phát triển đến giai đoạn này.

Điều trị như thế nào?

Việc điều trị (dùng thuốc thoa lên vùng da bị tổn thương hoặc uống thuốc) chỉ có thể giúp kiểm soát mụn chức không chữa trị dứt điểm. Việc điều trị phải được tiến hành theo chỉ dẫn của bác sĩ da liễu.

Bệnh nhân không được tự ý chữa trị để tránh làm tình trạng viêm nhiễm thêm trầm trọng.

Bệnh mũi sư tử có thể được điều trị với laser CO2, nhưng nên được phát hiện và điều trị sớm để dạt hiệu quả thẩm mỹ cao hơn.

Cách chăm sóc đối với da bị bệnh Rosacea?

Việc ma sát hay kích thích lên da (nặn, lể mụn), sử dụng các sản phẩm chứa các thành phần gây kích ứng sẽ làm da xấu hơn. Ngoài ra, cần tránh tác nhân khiến bệnh trầm trọng như: sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, rượu, caffeine, món ăn nhiều gia vị, stress, ánh nắng hoặc gió.

Nên massage mặt để giảm tình trạng phù nề. Bảo vệ da khi ra ngoài với kem chống nắng chỉ số chống UVA và UVB từ 15 trở lên.

Sử dụng mỹ phẩm một cách cẩn thận có thể cải thiện về mặt thẩm mỹ. Cần tránh các chất làm se lỗ chân lông, tinh dầu bạc hà, long não, mỹ phẩm chống thấm nước hoặc sản phẩm chứa sodium lauryl sulphate.

pq
pq
Trả lời 13 năm trước

Chào bạn

Ko bít có phải bạn bị bệnh này ko?

Rối loạn sắc tố da thường được biểu hiện dưới hai hình thức: Đầu tiên là việc tăng sắc tố da hơn bình thường mà biểu hiện của nó là sự xuất hiện của những đốm nâu với mức độ từ nhạt tới đậm, nhỏ tới to, rời rạc hay liên tục. Nếu xuất hiện trên mặt gọi là nám, còn ở những nơi khác trên cơ thể gọi chung là sạm da. Biểu hiện thứ hai là việc giảm sắc tố da hơn bình thường (bệnh bạch biến) được thể hiện bằng những đám nhạt màu hoặc mất màu so với làn da bình thường có thể gặp ở da hoặc niêm mạc.

Đối với tăng sắc tố da (ở mặt, tay), nguyên nhân là do ánh sáng mặt trời, tiếp đến là do nội tiết trong cơ thể, và có thể do rối loạn chuyển hóa: chẳng hạn những bệnh nhân bị bệnh Addison do rối loạn chuyển hóa một số ion trong cơ thể, gây tổn thương tuyến thượng thận làm sạm da ở những vùng như nách, bẹn. Và một nguyên nhân nữa là do yếu tố chủng tộc, nòi giống (di truyền).

Đối với giảm sắc tố da: Với bệnh bạch biến thì chưa được biết rõ lắm, ngoài ra còn có một số trường hợp giảm sắc tố trên da do một số bệnh khác như lang ben, hay bị sẹo phỏng hoặc do bôi một số hóa chất như Corticoid, thủy ngân (có trong kem làm trắng da, một số thuốc trị bệnh).

Việc điều trị rối loạn sắc tố da rất khó khăn. Đối với tăng sắc tố da thì phải tìm hiểu nguyên nhân để điều trị nhưng đây là việc không dễ dàng, cần phải có thời gian. Chẳng hạn như với nám thì vai trò của việc bảo vệ da đứng hàng đầu, sau đó sẽ sử dụng những biện pháp hóa học hoặc vật lý để làm nhạt vết nám. Tuy nhiên, việc chọn lựa biện pháp nào còn tùy thuộc vào đặc điểm của vết nám và một số yếu tố khác do bác sĩ quyết định (không phải vết nám nào cũng thành công với việc điều trị bằng tia laser).

Đối với giảm sắc tố da thì sử dụng những chất tăng nhạy cảm quang học như uống Paraminan, Psoralene hoặc thoa Meladinine. Tuy nhiên, các thuốc này phải được dùng trong một thời gian dài theo sự chỉ dẫn cụ thể của thầy thuốc và cũng có không ít tác dụng phụ như có thể làm tổn hại đến mắt, gan...

Những lời khuyên này chỉ giúp tránh những tác hại từ việc điều trị không đúng cách và giới hạn những tác hại cho cơ thể và làn da, chứ không có tác dụng phòng tránh: Bạn cần cẩn thận với những kem tẩy trắng nhanh vì trong đó có thể có một số chất độc cho hiệu quả nhanh nhưng dùng lâu gây teo da, nổi mụn, kích ứng ví dụ như Corticoid; không nên tự điều trị, phải nhẫn nại hợp tác với thầy thuốc vì bệnh thường đáp ứng sau vài tháng điều trị. Việc tránh nắng chiếm vai trò quan trọng hàng đầu để hạn chế tăng các vết nám, sạm ở da. Cuối cùng là tránh căng thẳng (stress), mất ngủ vì sẽ làm cho tình trạng nám trên mặt đậm hơn.

Chúc bạn sớm khỏi bệnh.