Xin các bạn tư vấn về ăn uống, sinh hoạt sao cho lượng bạch cầu trong máu không bị giảm nhiều trong quá trình điều trị. Cám ơn các bạn.
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được chính xác nguyên nhân gây ung thư bạch cầu. Tuy nhiên, có thể xác định một số yếu tố nguy cơ phát triển ung thư bạch cầu như sau:
– Điều trị ung thư từ trước: Những người đã có thực hiện hóa trị và xạ trị cho bệnh ung thư khác sẽ có nguy cơ phát triển một số loại ung thư bạch cầu.
– Bệnh di truyền: Những bất thường về di truyền đóng vai trò trong sự phát triển của ung thư bạch cầu. Một số bệnh di truyền như hội chứng Down được cho là làm tăng nguy cơ ung thư bạch cầu.
– Một số chứng rối loạn máu: Những người được chẩn đoán bị rối loạn máu như hội chứng myelodysplastic sẽ có nguy cơ cao bị ung thư bạch cầu.
– Tiếp xúc với bức xạ có nồng độ cao: Những người tiếp xúc với mức cao của bức xạ như nạn nhân của một tai nạn lò phản ứng hạt nhân sẽ có nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu.
– Tiếp xúc với hóa chất: Nếu tiếp xúc với một số hóa chất như benzen cũng dẫn đến nguy cơ gia tăng một số loại ung thư bạch cầu.
– Hút thuốc: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ bị ung thư bạch cầu nguyên bào tuỷ cấp.
– Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình có người bị ung thư bạch cầu thì bạn có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn người khác.
Nhằm mang đến cho bệnh nhân cơ hội được tiếp cận và điều trị ung thư bạch cầu với các phương pháp tiên tiến nhất bởi đội ngũ chuyên gia giỏi tại nhiều quốc gia trên thế giới. Bệnh viện Hồng Ngọc đem đến quy trình điều trị ung thư khép kín tại các bệnh viện ung bướu hàng đầu Thái Lan, Nhật Bản và Hàn Quốc như sau:
Hóa trị: Đây là hình thức điều trị chủ yếu dành cho bệnh nhân ung thư bạch cầu. Việc hóa trị sẽ giúp tiêu diệt các tế bào ung thư bằng hóa chất. Tùy thuộc vào loại ung thư bạch cầu, người bệnh có thể được hóa trị 1 hoặc kết hợp nhiều loại thuốc. Các thuốc này có thể dạng thuốc viên, hoặc có thể được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch. Phác đồ điều trị hóa chất thường được chia làm 3 giai đoạn là điều trị tấn công, điều trị dự phòng và điều trị duy trì.
Điều trị mục tiêu: Phương pháp này sử dụng các loại thuốc điều trị để tấn công lỗ hổng cụ thể trong các tế bào ung thư nhằm kiểm soát tình trạng bệnh.