Táo bón, có nên ăn thịt bò nấu với mồng tơi?

Một bạn đọc nữ gửi thư đến Báo Thanh Niên, cho biết con của mình hơn 2 tuổi, bị táo bón và lười ăn, nên đã nấu canh rau mồng tơi chung với thịt bò cho bé ăn. Nhưng người nhà không đồng ý vì cho rằng rau mồng tơi không thể nấu chung với thịt bò...

fghgfshh
fghgfshh
Trả lời 13 năm trước

taobonconenanmongtoinauvoithitboMột bạn đọc nữ gửi thư đếnBáo Thanh Niên, cho biết con của mình hơn 2 tuổi, bị táo bón và lười ăn, nên đã nấu canh rau mồng tơi chung với thịt bò cho bé ăn. Nhưng người nhà không đồng ý vì cho rằng rau mồng tơi không thể nấu chung với thịt bò...

Chúng tôi đã chuyển thắc mắc trên đến thầy thuốc cổ truyền là lương y Vũ Quốc Trung, và được lương y cho biết hai thứ này nếu đem nấu chung sẽ mất tính nhuận tràng.

Theo quan niệm của y học cổ truyền "y thực đồng nguyên" - thức ăn và thuốc có cùng nguồn gốc, nên thực phẩm cũng có tứ tính (tứ khí) là hàn (lạnh), nhiệt (nóng), ôn (ấm), lương (mát) và đều có ngũ vị (ngọt, chua, đắng, mặn, cay).

Khi sử dụng thực phẩm, hoặc phối chế (chế biến, nấu nướng) các nguyên liệu thực phẩm với nhau thì cần tuân theo quy luật của âm dương, ngũ hành, mục đích là nhằm tăng cường tác dụng của thực phẩm đối với cơ thể người sử dụng món ăn đó, nếu không thì sẽ mất tác dụng. Ví dụ, người đang nhiệt (nóng) mà ăn thực phẩm có tính nóng (như mít, nhãn, thịt dê…) thì sẽ khiến cơ thể càng thêm nóng; hoặc người đang trong tình trạng hàn (lạnh) mà dùng món ăn có tính lạnh (như dưa leo, ốc…) thì sẽ dễ bị tiêu chảy.

Trở lại trường hợp cháu bé nói trên, bé bị táo bón và lười ăn, theo lương y Quốc Trung, bé thuộc về cơ địa nhiệt (nóng) nên cho bé ăn rau mồng tơi là đúng. Bởi vì rau mồng tơi có vị chua, tính hàn, trơn nhầy có tác dụng nhuận tràng (trường), chống khô háo, chống táo bón, giúp làm thông sữa, mát da... Nhưng, thịt bò thì có tính ôn (ấm), không phù hợp với người cơ địa đang bị nhiệt (táo bón). Do vậy, nếu nấu chung thịt bò với rau mồng tơi thì sẽ làm giảm tính hàn, trơn nhầy của rau mồng tơi, dẫn đến canh mồng tơi nấu với thịt bò không còn tác dụng nhuận tràng, thông tiện nữa.

Để chữa táo bón cho bé, gia đình có thể nấu canh mồng tơi theo cách hướng dẫn của lương y Quốc Trung như sau: rau mồng tơi 100g, rau dền 100g, ngọn khoai lang 100g. Đem nấu 3 loại rau nêm tí gia vị; hoặc nấu với một ít tôm khô (giã nhỏ). Mỗi ngày cho bé ăn 2 lần, ăn liền 3-5 ngày thì tình trạng táo bón sẽ được cải thiện rõ.

Nguồn: thanhnien.com.vn

hehehehe
hehehehe
Trả lời 13 năm trước

Tùy theo từng nguyên nhân mà bạn tìm cách điều trị nhưng điều chỉnh lại chế độ ăn vẫn là quan trọng nhất:

- Uống nhiều nước: trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước nhưng nếu bé bị táo bón thì vẫn cho uống 100 - 200 ml nước/ngày. Trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 - 12 tháng uống 200 - 300 ml nước/ngày. Trẻ 1 - 3 tuổi uống 500 - 600 ml nước/ngày. Trẻ 3 - 5 tuổi uống 1000 ml nước/ngày. Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 - 2000 ml nước/ngày.

- Ăn nhiều rau xanh và quả chín: Chọn các loại rau quả có tính chất nhận tràng: rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi. Nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau, quả chín từ nhỏ.

- Chọn loại sữa không gây táo bón: Có bổ sung thêm chất xơ, pha sữa với nước cháo loãng hoặc nước bột khoai lang nghiền (đối với trẻ nuôi sữa ngoài).

- Trẻ lớn: Không nên ăn các loại hoa quả có vị chát: Ổi, hồng xiêm, bánh kẹo, nước uống có gas, cà phê...

- Điều trị táo bón cho mẹ: nếu mẹ bị táo bón khi nuôi con bú phải điều trị kịp thời, cách tốt nhất là điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ.

Luyện tập:

- Tăng cường vận động cơ thành bụng và cơ tròn hậu môn: Chạy nhảy nô đùa, tập thể dục, thể thao (trẻ lớn).

- Xoa bụng cho trẻ: Theo khung đại tràng từ phải qua trái ngày 3 - 4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa ăn (trẻ dưới 1 tuổi).

- Vệ sinh đại tiện: Tập cho trẻ đại tiện đúng giờ quy định, trẻ nhỏ thì xi ị hoặc cho trẻ ngồi bô vào một giờ nhất định trong ngày.

- Điều trị các bệnh: Còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu nếu có.

- Dùng thuốc: Thuốc nhuận tràng, men tiêu hóa vi sinh, vitamin C theo đơn của thầy thuốc.

Những trường hợp táo bón cần phải cho trẻ đi khám tại bệnh viện

- Táo bón kéo dài trên 1 tuần, thay đổi chế độ ăn không có tác dụng

- Táo bón sau khi trẻ mới sinh, chướng bụng

- Táo bón ảnh hưởng đến tiêu hóa: Kém ăn, gầy sút, suy dinh dưỡng, kèm theo nôn

Trường hợp bé bị táo bón kéo dài, nên cho bé đi khám. Nếu đúng là nguyên nhân táo bón do dinh dưỡng thì bạn chỉ cần thay đổi chế độ ăn, nếu trẻ đi ngoài quá khó bạn có thể đôi khi phải thụt tháo, nhưng không nên thụt tháo luôn. Thụt tháo: Là biện pháp cuối cùng nếu trên 3 ngày sau khi đã dùng mọi cách trên mà bé vẫn không đi ngoài được. Hãy dùng nước ấm hoặc dung dịch muối 9%0 (dung dịch muối đẳng trương) bơm vào hậu môn 100 – 150ml.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!