Nên đổi sang chứng minh thư nhựa hay chờ làm thẻ căn cước công dân?

Mình hiện tại vẫn đang dùng chứng minh thư giấy kiểu cũ, đang định đổi sang chứng minh thư nhựa nhưng lại thấy nhà nước có chính sách mới là từ năm 2016 sẽ quản lý bằng thẻ căn cước công dân, vậy bây giờ nên đổi sang chứng minh thư nhựa hay chờ làm thẻ căn cước công dân nhỉ?

Trả lời 8 năm trước
"Chứng minh thư 9 số, 12 số và thẻ căn cước công dân khác nhau về tên gọi, còn giá trị sử dụng tương đương", Thiếu tướng Trần Văn Vệ, Tổng cục phó Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Bộ Công an) cho hay. Thẻ căn cước công dân được cấp như thế nào từ năm 2016 - Thẻ căn cước công dân có gì khác biệt so với các loại chứng minh thư 9 số và 12 số hiện nay, thưa ông? - Về cơ bản, chứng minh thư 9 số, 12 số và thẻ căn cước công dân khác nhau về tên gọi, còn giá trị sử dụng tương đương. Thẻ căn cước có một số thay đổi về nội dung tuy nhiên không đáng kể và không làm thay đổi về giá trị. Công dân không nhất thiết phải đổi chứng minh thư sang thẻ căn cước khi chứng minh thư vẫn còn giá trị. Thẻ căn cước được làm trên công nghệ hiện đại hơn và được gắn mã số định danh của từng người. Cơ quan quản lý chỉ cần tra mã số trên hệ thống dữ liệu là có thể nắm được thông tin của cá nhân một cách nhanh chóng. Ngoài ra, thẻ căn cước có thể dùng thay hộ chiếu tùy theo thỏa thuận của Chính phủ với các nước. - Tại sao Bộ Công an không đề xuất thêm phần tiếng Anh và kiến nghị Chính phủ chuyển thẻ căn cước thành hộ chiếu cho thuận thiện, gọn nhẹ? - Việc làm mẫu thẻ căn cước đã được bàn nhiều và theo Luật căn cước được Quốc hội phê chuẩn thì thẻ chỉ có tiếng Việt. Ngoài ra thẻ căn cước chỉ có giá trị pháp lý tại Việt Nam nên việc để hoàn toàn bằng tiếng Việt cũng là đúng với quy định. Khi đất nước hội nhập, tùy theo nội dung chúng ta thoả thuận với các nước khác, người dân mới có thể sử dụng thẻ căn cước thay hộ chiếu. Còn lại, khi ra nước ngoài người dân vẫn phải sử dụng hộ chiếu. - Người mang thẻ căn cước thực hiện các giao dịch dân sự (ngân hàng, công chứng...), nếu mã số không trùng khớp với số chứng minh thư cũ, thì được giải quyết như thế nào? - Chúng tôi đã nghiên cứu và thống nhất với các cơ quan liên quan cách thức giải quyết vấn đề này. Khi người dân làm thủ tục cấp, đổi chứng minh thư sang thẻ căn cước, cán bộ tiếp nhận sẽ cắt góc chứng minh thư cũ và trả cho người dân giữ. Khi gặp khó khăn trong việc công chứng, hay giao dịch ngân hàng, bảo hiểm... người dân có thể xuất trình chứng minh thư đã bị cắt góc và các cơ quan liên quan phải có trách nhiệm giải quyết như bình thường. Ngoài ra, người dân có nhu cầu cũng sẽ được lực lượng công an cấp giấy xác nhận về việc thay đổi số chứng minh thư sang thẻ căn cước công dân. - Thẻ căn cước công dân sẽ được triển khai rộng rãi trên toàn quốc hay chỉ một số tỉnh thành? - Hiện có 16 tỉnh thành đủ cơ sở vật chất để cấp thẻ căn cước công dân gồm: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hoá, TP HCM, Cần Thơ, Tây Ninh, Vũng Tàu và Quảng Bình. Các địa phương khác vẫn cấp chứng minh thư như bình thường. Đến năm 2020, khi cơ sở vật chất đầy đủ, các địa phương khác mới có thể cấp đồng loạt. Địa phương nào cấp thẻ căn cước thì dừng cấp chứng minh thư.
Trả lời 8 năm trước
Nói rằng thẻ căn cước có thể thay thế hộ chiếu đối với quốc gia có điều ước hay thỏa thuận quốc tế nhưng thẻ căn cước không có tiếng anh thì dùng sao được. Chẳng lẽ phải cần có công chứng bằng tiếng anh? Đã thay đổi ,mà còn nửa vời như thế sao?
Trả lời 8 năm trước
Đã dự tính có thẻ căn cước rồi thì triển khai đổi cmt 12 số làm gì mất thời gian. Sao ko đổi luôn từ cmt 9 số sang thẻ căn cước luôn. Nhì nhằng đến mệt.
Trả lời 8 năm trước
Ngay câu trả là biết không nên đổi CMND. Bởi vì đổi cái mới tự nhiên phải cầm 2 cái đi chưa kể các thủ tục nhiêu khê khác. Đồng ý là thay đổi tên gọi, chất liệu bền, tích hợp quản lý, bảo mật tốt hơn... Nhưng thay đổi số ID thì chỉ phù hợp với ai chưa có CMND mà thôi.
Trả lời 8 năm trước
Số CMND loai 12 số có thay đổi nếu đổi qua thẻ căn cước không? Cái quan trọng là giá trị, mục đích sử dụng của giấy tờ chứ thay đổi tên gọi thì có gì quan trọng đâu? Sao cứ làm cho tốn kém, mất thời gian thêm làm gì.