Về kiểu dáng thiết kế
Trước khi lựa chọn mẫu thiết kế cho bếp nhà mình, bạn nên đưa nhân viên thiết kế bên công ty cung cấp tủ bếp đến để khảo sát trước, hãy yêu cầu họ tu vấn và dựng thiết kế với hiện trạng của ngôi nhà, nếu được dựng thiết kế 3D thì càng tốt vì nó sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về cái mà người ta định làm cho mình.
Hiện tại, ở nước ta thường thịnh hành 3 kiểu hình dáng bếp chính đó là hình L, U, I. Trong đó hình U thường áp dụng cho nhà bếp với diện tích rộng, còn nếu diện tích hẹp thì nên lựa chọn tủ bếp hình chữ I. Ngoài ra, bạn còn cần phải lưu ý đến các thông số kích thước khi làm bếp. Với vóc dánh trung bình của người Việt Nam thì tủ bếp nên cao từ 80cm đến 90cm, sâu khoảng 50cm, còn kệ bếp trên thì cao khoảng 50-60cm và sâu chừng 30cm. Tổng chiều cao của cả tủ trên và dưới không nên quá 2.4m và tầm mở cửa của tủ trên cũng nên làm thấp hơn hoặc bằng 1.8m.
Về màu sắc tủ bếp, dựa vào màu sắc của cả nhà tổng mà chọn màu sắc tủ bếp. Tuy nhiên do đặc trưng của nhà bếp nên cũng không nên lựa chọn màu nào sáng quá vì dễ bám bẩn. Hiện tại, nếu lựa chọn vật liệu tủ bếp bằng gỗ công nghiệp hay Laminate thì có rất nhiều màu để bạn có thể chọn được cho mình một mầu phù hợp.
Lựa chọn chất liệu tủ bếp
Tùy vào ngân sách, môi trường mà lựa chọn chất liệu tủ bếp. Hiện nay trên thị trường có một số sựa lựa chọn như sau: Gỗ tự nhiên (phổ biến là xoan đào, gỗ sồi Nga), gỗ công nghiệp MDF, Laminate, Inox. Mỗi chất liệu có mỗi ưu và nhược điểm riêng.
- Gỗ tự nhiên: Bền, tạo ra không gian bếp ấm cúng, sang trọng và dễ kết hợp với thiết kế tổng thể của ngôi nhà. Thế nhưng gỗ tự nhiên dễ bị mối mọt nếu không xử lý tốt, dễ cong vênh, mặt khác gỗ tự nhiên cũng không có nhiều màu sắc để lựa chọn và giá thành thường khá đắt.
- MDF: MDF là loại ván sợi làm từ gỗ hay những nguyên liệu xơ gỗ xenlulô khác, tinh lọc thành sợi gỗ và tái tạo lại với keo được trộn vào trong nguyên liệu ở nhiệt độ cao. MDF có cấu trúc đồng nhất, bề mặt phẳng, trơn, chặt chẽ, không có vệt đen và vân gỗ. Tủ gỗ MDF mang đến vẻ bóng bẩy hiện đại nhưng giá thành cũng tương đối cao.
- Gỗ ép: Từ những mảnh gỗ vụn, mùn cưa hay thậm chí là bã mía, xơ dừa… người ta có thể ép lại thành những tấm lớn từ đó đóng thành tủ bếp. Tủ bếp từ chất liệu gỗ ép giá thành rẻ nhưng độ bền không cao. Khi dùng tủ này hạn chế để tủ tiếp xúc trực tiếp với nước.
- Laminate: Nói về độ bền và khả năng chịu sức nặng, tủ bếp laminate có thể là lựa chọn tuyệt vời cho gia đình. Ngoài ra, tủ bếp làm từ chất liệu này có giá thành vừa phải, mẫu mã dễ nhìn và rất phong phú, từ màu nhạt đến màu đậm, từ sự phá cách đến những họa tiết tinh tế. Đặc biệt, họa tiết bề mặt có thể được làm nhìn giống hệ như gỗ hay chất liệu khác
- Inox: Tủ bếp inox ít được các gia đình lựa chọn, loại tủ bếp này chỉ phù hợp với nhà hàng vì Inox có độ bền cao, dễ làm sạch nên phù hợp với bếp tập thể. Ngoài ra, tủ bếp inox có một nhược điểm là các cạnh rất sắt do đó cũng không phù hợp để dùng cho gia đình.
Nói về độ bền với khả năng chịu sức nặng của đồ gỗ, tủ bếp laminate có thể là lựa chọn tuyệt vời cho gia đình. Ngoài ra, tủ bếp làm từ chất liệu này có giá thành vừa phải, mẫu mã dễ nhìn và rất phong phú, từ màu nhạt đến màu đậm, từ sự phá cách đến những họa tiết tinh tế. Đặc biệt, họa tiết bề mặt có thể được làm nhìn giống hệt như gỗ hay chất liệu khác.
Đồ gỗ mỹ nghệ tự nhiên có vẻ đẹp đặc biệt với những hoa văn độc nhất vô nhị và độ bền cũng rất tốt. Bạn có thể chọn các loại đồ gỗ như gỗ thông, gỗ xoan...hay cao cấp hơn là gõ đỏ, căm xe...Gỗ là chất liệu làm tủ bếp đắt tiền nhất so với các loại còn lại.
Từ những mảnh gỗ vụn, mùn cưa hay thậm chí là bã mía, xơ dừa,...người ta có thể ép lại thành những tấm lớn từ đó đóng thành tủ bếp. Tủ bếp từ chất liệu gỗ ép giá thành rẻ nhưng độ bền không cao. Khi dùng tủ này hạn chế để tủ tiếp xúc trực tiếp với nước.
MDF là loại ván sợ làm từ gỗ hay những nguyên liệu xơ gỗ xenlulô khác, tinh lọc thành sợi gỗ và tái tạo lại với keo được trộn vào trong nguyên liệu ở nhiệt độ cao. MDF có cấu trúc đồng nhất, bề mặt phẳng, trơn, chặt chẽ, không có vệt đen và vân gỗ. Với đồ tủ gỗ MDF mang đến vẻ bóng bẩy hiện đại nhưng giá thành cũng tương đối cao.
Chất liệu đồ gỗ tủ bếp làm từ vật liệu gỗ Acrylic cũng bóng bẩy và mang vẻ hiện đại đến cho gian bếp. Tủ bếp làm từ chất liệu này có giá thành phải chăng, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
Những chia sẽ trên đây sẽ giúp bạn có kinh nghiệm chọn mua tủ bếp đẹp, bền cho nhà bếp của bạn thật sang trọng, hiện đại
Chọn theo loại gỗ
Tủ bếp gỗ Căm Xe:
Ưu điểm: chắc, bền, chịu nước tốt, kháng mối mọt, vân đẹp
Nhược điểm: giá thành hơi cao
Tủ bếp gỗ Xoan Đào:
Ưu điểm: Chắc, bền, chịu nước, kháng mối mọt, vân đẹp, giá thành chấp nhận được
Nhược điểm: Màu hơi sẫm
Tủ bếp gỗ Sồi Trắng
Ưu điểm: Nhẹ, chắc, bền, vân đẹp, màu sáng, giá thành chấp nhận được
Nhược điểm: không có
Tủ bếp gỗ Ghép
Ưu điểm: Nhẹ, chắc, bền, chịu nước tốt, có thể gia công nhiều mẫu mã và màu sắc, giá thành chấp nhận được, thời gian thi công nhanh.
Nhược điểm: Gỗ tấm mỏng (18mm)
Một số ý kiến tham khảo:
+ Gỗ tự nhiên
Ưu điểm: Tạo nên một không gian bếp ấm cúng, sang trong và phù hợp với thiết kế chung của ngôi nhà
Khuyết điểm: Có thể bị mối mọt, thấm nước và cong vênh nếu không ngâm tẩm, sơn phủ và sấy khô đúng cách. Giá khá đắt.
+ Gỗ tự nhiên kết hợp gỗ nhân tạo (để giảm giá thành)
Ưu điểm: Có khả năng hạn chế ẩm mốc, mối mọt và conh vênh, phù hợp với khí hậu nhiệt đới hơn gỗ tự nhiên, giá rẻ, có thể sơn phủ nhiều màu hoặc dán veneer tạo vân gỗ.
Khuyết điểm: Có thể bị thấm nước, độ bền không cao, ít phù hợp với các kiểu dáng có chạm trỗ hoặc cong lọng.
+ Gỗ tự nhiên kết hợp inox
Ưu điểm: Không bị mối mọt và thấm nước, dễ sử dụng và bảo quản, cánh cửa sợi thủy tinh có độ chịu nhiệt cao, chống cháy
Khuyết điểm: Hạn chế về mặt thẩm mỹ của gian bếp, nhìn thấy "lạnh lẽo"
+ Sợi thủy tinh
+ Inox
- Nếu chọn chất liệu gỗ tự nhiên/ gỗ nhân tạo thì nên mua sản phẩm của các thương hiệu có uy tín trên thị trường để đảm bảo việc ngâm tẩm, sơn phủ và sấy khô đúng cách, đảm bảo không bị mối mọt - cong vênh.
- Gỗ pơmu, gỗ tràm thì rất hiếm khi bị mọt. Gỗ căm xe thì chịu nước rất cao. Gỗ giá tỵ (teak) thì không bị mọt, chịu nước mà cũng khó cong vênh.
- Song, để giữ độ bền của tủ kệ thì kệ bếp không nên đặt trực tiếp lên sàn, đặc biệt là tủ làm bằng gỗ. Tủ treo cũng không nên ốp sát tường để tránh sự ẩm mốc. Các ngăn tủ cũng được lắp hệ miếng lót nhôm thoát mùi để thông thoáng bên trong, hẹn chế tối đa nguy cơ ẩm mốc, mối mọt.