Lấy nét tự động và đo sáng độc lập
Tính năng này thường có trên các dòng điện thoại cao cấp như iPhone, Samsung Galaxy và có biểu tượng gắn với chữ AE/AF (viết tắt của từ Automatic Exposure đo sáng tự động và Automatic Focus lấy nét tự động). Thông thường, camera điện thoại chỉ đo sáng và lấy nét vào một điểm duy nhất khiến đôi lúc hình ảnh bị quá tối hoặc quá sáng so với mong muốn của người chụp. Việc tách biệt hai công đoạn này giúp người dùng chủ động hơn trong việc chụp hình.
Chỉnh ảnh sáng tối bằng các thao tác đơn giản
iPhone có thể coi là điện thoại làm tốt nhất bởi đưa ra thao tác dễ dùng và dễ hiểu nhất. Người dùng chỉ cần chạm vào điểm cần lấy nét sau đó vuốt nhẹ lên hoặc xuống để điều chỉnh độ sáng tối của ảnh. Hầu hết các điện thoại cao cấp khác cũng có tính năng này nhưng thường mất nhiều thao tác hơn, như phải nhấn vào phần bù trừ sáng (+/- EV). Gần đây Asus cũng đã tích hợp cách chỉnh đơn giản như iPhone vào dòng Zenfone 2.
Điều khiển tốc độ chụp nhanh chậm
Trước đây điện thoại chụp hình mơ ước có tính năng này, nay chúng đã có trên hầu hết smartphone cao cấp. Việc điều chỉnh thông số, tốc độ màn trập... còn nhiều hạn chế so với máy ảnh chuyên nghiệp nhưng cũng đủ để người dùng kiểm soát tốt hơn hiệu ứng cho các bức hình. Ví dụ, tốc độ màn trập nhanh để chụp các ảnh có hành động tránh bị rung tay, mờ trong khi tốc độ chậm dùng trong các tình huống thiếu sáng.
Trong một số trường hợp, việc để tốc độ chụp chậm cộng thêm một chiếc chân máy có thể tạo ra các hiệu ứng độc đáo bất ngờ.
Lấy nét bằng tay
Số lượng model có ưu điểm này hiện nay vẫn còn khá ít, có thể kể đến như chiếc Galaxy S6 hay HTC One M9 mới nhất. Với các vật thể nhỏ, ở quá gần hoặc đôi khi là tạo hiệu ứng mất nét nghệ thuật, người dùng chắc chắn cần đến tính năng này.
Tạo hiệu ứng bokeh
Hạn chế về cấu tạo quang học ống kính đã khiến hiệu ứng bokeh (phông nền mờ ảo) của camera điện thoại rất khó đuổi kịp các máy ảnh chuyên nghiệp. Tuy nhiên, các nhà sản xuất đã đưa ra nhiều ý tưởng giúp cho công đoạn này thú vị hơn. Sony hay Samsung đưa ra các giải pháp xóa mờ hậu cảnh bằng phần mềm trong khi HTC ở model One M8 còn trang bị tới 2 camera để phục vụ cho tính năng này. Ngoài ra, người dùng cũng có thể sử dụng các phần mềm cài đặt thêm Snapseed để chỉnh sửa hình ảnh
Chụp ảnh selfie bằng camera phía sau
Chụp ảnh tự sướng đã trở thành trao lưu trong 2 năm qua và các hãng đang trong cuộc đua về nâng cấp camera trước để phục vụ nhu cầu mới của người dùng. Tuy nhiên, với các smartphone tầm trung, chất lượng camera trước còn khoảng cách khá xa so với phía sau. Chính vì vậy, người dùng có thể tải về các ứng dụng hỗ trợ chụp selfie bằng camera phía sau như Samsung
Chụp selfie góc rộng panorama
Samsung có thể coi là hãng đầu tiên đưa ra tính năng này trên mẫu Note 4 cho phép người dùng chụp góc rộng hơn với camera trước bằng cách lia máy. Asus cũng mới đưa thêm tính năng này cho Zenfone 2 với cách thức hoạt động gần tương tự. Trong khi đó, HTC có thể coi là hãng sở hữu camera trước với ống kính góc rộng vào loại nhất hiện nay.
Quay video hiệu ứng thời gian trôi nhanh time-lapse
Timelapse là kỹ xảo khi người dùng sử dụng các bức ảnh và cho phép phát lại ở tốc độ cao hơn so với thời gian chênh lệch khi chụp từng bức ảnh riêng biệt để tạo cảm giác như thời gian hay vạn vật di chuyển nhanh hơn. Ví dụ, các bức ảnh được chụp mỗi giây nhưng sau đó phát lại với tốc độ 30 khung hình/giây khiến thời gian dường như đang trôi nhanh 30 lần.
Tuy nhiên, với máy ảnh trên điện thoại hiện đại, người dùng chỉ cần chọn vị trí đặt máy, chọn chế độ và bấm nút. Các công đoạn còn lại máy sẽ thực hiện thay vì phải ngồi dựng và ghép thủ công khi sử dụng máy ảnh thông thường.
Quay video chuyển động chậm slow-motion
Slow-motion trên camera điện thoại không phải do Apple nghĩ ra nhưng iPhone lại đang là dòng thiết bị làm khá tốt. Ban đầu, hãng cho phép máy quay 120 khung hình mỗi giây ở độ phân giải HD sau đó cho phát lại với tốc độ thường. Ở các model mới là iPhone 6 và iPhone 6 Plus, tốc độ quay của máy còn được nâng lên tới 240 khung hình mỗi giây.
Phải công nhận là điện thoại hiện nay chụp ảnh bá đạo chẳng kém gì DSLR