Các lỗi thường gặp của bếp từ và cách xử lý an toàn!

Bếp từ đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu trong căn bếp của mỗi gia đình hiện nay. Tuy nhiên, việc sử dụng bếp không một cách đúng đắn và an toàn thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết này, hãy cùng mình điểm lại những lỗi thường gặp ở bếp từ các bạn nhé!

1. Đèn hiển thị E0 ( kèm tiếng bíp gián đoạn)

Nguyên nhân: Chưa đặt các thiết bị nấu lên bếp hoặc chất liệu làm nên thiết bị nấu chưa tương thích với mặt bếp từ (Nồi thủy tinh, sành, sứ...)

Xử lý: Khi bạn đã đặt nồi lên bếp rồi mà vẫn có lỗi thì bạn nên xem lại chất liệu nồi có tương thích không, hoặc đo lại đường kính nồi xem đã lớn hơn 10 cm chưa nhé.

2. Đèn hiển thị E1

Nguyên nhân: Lượng nhiệt lớn được tỏa ra khi đun quá lâu.

Xử lý: Tắt bếp và nhấc ngay nồi ra khỏi bếp. Sau đó xem xem có khe thông hơi nào bị bịt kín hay không, nếu có thì ngay lập tức loại bỏ nó để khe thông hơi được thông thoáng. Để bép nguội 10 phút rồi mới nấu tiếp các bạn nhé!

3. Đèn hiển thị E2

Nguyên nhân: trên 260V với nguồn điện hoặc các bạn chưa để đồ ăn để chế biến bên trong nồi.

Cách xử lý: Bước một, bạn kiểm tra kỹ nguồn điện. Bước hai, bạn hãy nhanh chóng cho thức ăn vào nồi để nấu. Cho rồi mà vẫn còn hiện tượng này thì các bạn đợi bếp nguội ít nhất là 10 phút rồi hãy tiếp tục đun nấu nhé!

4. Đèn hiển thị E3

Nguyên nhân: Đây là lỗi do nguồn điện. Khi đó nó có thể cạn kiệt hoặc quá tải

Cách xử lý: Các chuyên gia khuyên nên dùng dây điện từ 5AM trở lên cho loại bếp này!

5. Đèn hiển thị E4

Nguyên nhân: Dòng điện quả tải.

Xử lý : Các bạn nên kiểm tra lại dòng điện xem có quá tải hay không. Tắt bếp ít nhất 10 phút mới đun nấu tiếp các bạn nhé!

6. Đèn hiển thị E5:

Nguyên nhân: IGBT quá nhiệt, lỗi này bếp tự chữa được khi nhiệt độ giảm nên các bạn không phải lo nhiều nhé!

7. Đèn hiển thị E6 (tiếng bíp gấp)

Nguyên nhân: dụng cụ nấu tỏa lượng nhiệt lớn, cảm biến nhiệt bị lỏng.

Xử lý: Không nên để nhiệt độ cao quá gây nứt bếp từ.

Ngoài ra còn lỗi khác như:

1. Mặt kính bếp từ bị nứt sau một thời gian

Khách hàng cho rằng mình mua phải hàng không tốt, nhưng thực tế hiện tượng này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Nguyên nhân này có thể do đun nấu với công suất cao hoặc chế biến các đồ ăn khô trong một thời gian dài.

Xử lý: tránh rang thức ăn khô trong một thời gian dài.

2. Nhấn nút nguồn quá 5 giây mà đèn không sáng

Nguyên nhân: công tắc, dây điện tiếp xúc nguồn không tốt.

Xử lý : kiểm tra tiếp xúc nguồn, dây điện, công tắc.

3. Bếp đột ngột không hoạt động

Nguyên nhân: Nhiệt độ cao xuất phát từ môi trường hoặc vấn đề ở các ngõ thông gió của bếp.

Xử lý : kiểm tra môi trường xung quanh bếp và ngõ thông gió của bếp.

4. Chức năng tự động không hoạt động

Nguyên nhân: Vật cản giữa nồi nấu và mặt bếp từ.

Xử lý: Xem lại đáy nồi.

5. Bếp tắt đột ngột:

Xử lý : Chờ quạt gió ngừng hẳn rồi bật lại bếp

Trên đây là những cách giúp bạn xử lý lỗi của bếp từ tại gia mà không cần nhờ đến thợ sửa chữa. Hãy thuộc lòng những cách chữa này nhé để chiếc bếp của mình luôn được bảo hành tốt nhất!



 

Chưa có câu trả lời nào