Cách bảo quản đồ điện trong mùa mưa bão?

Chẳng là mùa mưa bão đang đến gần rồi các cụ ạ. Em muốn hỏi các cụ kinh nghiệm bảo quản đồ điện trong mùa mưa bão. Xin các cụ chia sẻ cho em với ạ. Em cảm ơn.

nguyenvanquang
nguyenvanquang
Trả lời 8 năm trước
bỏ vào bọc nilon thêm vài gói hút ẩm vào, cất kín, là an toàn nhé :D https://hathutam.org/
Trịnh Bảo Nam
Trịnh Bảo Nam
Trả lời 8 năm trước

Các nguyên tắc an toàn cần phải được tuân thủ như sau:

Bảo vệ cơ bản: là phương pháp thông qua lắp đặt hệ thống (bao gồm thiết bị, dây, dây dẫn, vật cách điện, các khí cụ, khoảng cách...) để tránh tiếp xúc với các phần mang điện. Các đồ điện gia dụng và các dây dẫn cấp điện cần đảm bảo khoảng cách an toàn đến mực nước đỉnh lũ, không để ánh nắng trực tiếp chiếu hoặc mưa tạt vào, tránh để đồ điện ở vị trí có thể bị nước ngập, ẩm ướt, hoặc có thể bị dột nước từ trên trần xuống.

Điện giật là kết quả tác động của dòng điện chạy qua cơ thể (truyền từ đồ điện bị chạm, mát, hư hỏng cách điện...) qua một thời gian nhất định. Mức độ nặng nhẹ là tùy thuộc ở tình huống, đường điện qua người. Nếu người ẩm ướt, có mồ hôi, chân ở dưới đất thì tai nạn điện sẽ cực kỳ nguy hiểm, đa số là bị mất mạng. Căn cứ vào trị số của dòng điện an toàn, người ta quy định điện áp an toàn cho phép ở điều kiện thường là 36V, ở nơi ẩm ướt và có bụi dẫn điện là 12V. Như vậy, mạng điện chúng ta dùng ở gia đình có thể trở nên nguy hiểm.

Tất cả các thiết bị điện gia dụng, ngoài việc đặt ở vị trí theo yêu cầu, còn phải tiếp đất vỏ máy đối với các loại đặt cố định (máy giặt, bơm nước...). Các đồ điện lưu động (bàn là, quạt bàn...) phải có phích cắm, ổ cắm đặt ở vị trí cao, không được ẩm ướt. Khi dùng, tránh chạm vào phần kim loại.

Mùa mưa bão cũng là mùa có sấm sét. Sét có thể đánh thẳng vào ăng ten làm bằng kim loại, trường hợp này TV, máy thu thanh sẽ bị cháy đen, có thể làm chết người bên cạnh. Sét cũng có thể gây hại từ xa ở một trạm biến thế nào đó qua đường dây cáp điện làm điện áp tăng đột ngột, gây hư hỏng các thiết bị điện gia dụng như TV, đầu máy video, máy tính... Mức độ hư hại tùy thuộc vào dòng mạnh hay yếu, vị trí gần hay xa nơi bị sét đánh. Đa số các trường hợp đồ gia dụng bị hư hỏng do sét lan truyền từ đường dây điện hơn là sét đánh trực tiếp, nhất là ở thành phố.

Chống sét là một vấn đề phức tạp, đến nay vẫn chưa có phương pháp nào hoàn hảo. Tốt nhất, khi trời có nguy cơ sấm sét, bạn nên tháo rời dây cắm các thiết bị điện và điện tử có trong nhà ra khỏi nguồn điện. Tháo cả dây điện thoại ra khỏi máy tính, nếu máy có nối mạng, gắn modem fax. Ăng ten TV cũng nên được gỡ ra khỏi TV. Trong khi dông bão, sấm sét, tốt nhất là không nên dùng các thiết bị vô tuyến, viễn thông. Mặc dù, đa số các trường hợp “thiên lôi” đi rất nhẹ nhàng, nhưng các thiết bị càng tinh xảo thì linh kiện lại càng yếu ớt và nhạy cảm, nên dễ bị hư, chí ít cũng bị đứt cầu chì, nếu cầu chì đặt đúng chế độ.

Hoàng Trùng Khánh
Hoàng Trùng Khánh
Trả lời 8 năm trước

Mưa bão có thể gây mất an toàn về điện, gây chập, cháy và hỏng thiết bị điện trong nhà. Trước hết, người sử dụng cần kiểm tra hệ thống dây và các thiết bị điện trong nhà, tránh để dột và ẩm ướt ở những nơi có điện.

Bên cạnh đó, nên thường xuyên kiểm tra dây dẫn từ nhà ra cột điện, nếu phát hiện những điểm không an toàn phải báo ngay cho cơ quan điện lực gần nhất. Việc kiểm tra dây dẫn cần đảm bảo các nguyên tắc an toàn (sử dụng đồ cách điện....).

Tivi là thiết bị rất dễ bị sét đáng mùa mưa bão. Tắt tivi, rút phích antena nối với tivi.

Rút phích nguồn điện kết nối với các thiết bị điện gia dụng (không cần thiết sử dụng). Đặc biệt là nguồn điện kết nối với tivi để đảm bảo không xảy ra cháy chập khi có sét đánh.

Chủ động kiểm tra hệ thống điện, ngắt điện cầu dao tổng của hệ thống thang máy gia đình khi có mưa giông, bão, gió to. Che chắn phòng máy cẩn thận, tránh tình trạng n

Rà soát những nơi có khả năng thấm dột khi mưa to. Khi có hiện tượng nước mưa chảy vào giếng thang, người dùng không tự ý can thiệp vào hệ thống thang máy mà cần nhờ nhân viên kỹ thuật xử lý để an toàn và đảm bảo thiết bị không bị hỏng hóc.

Các thiết bị điện bị ngấm nước phải được lau, sấy cho đến khi khô mới được sử dụng. Khi người hoặc chân tay bị ướt không tiếp xúc với điện. Khi thấy dây dẫn điện bị đứt, các thiết bị điện bị đổ hoặc thấy nguy cơ mất an toàn thì không lại gần.

Lắp đặt, kiểm tra hệ thống chống sét (cột thu lôi). Khi ở trong nhà thì nên đứng xa các đồ dùng điện, tránh các chỗ ẩm ướt như buồng tắm, bể nước, vòi nước (trừ trường hợp cần thiết).

Với các đường dây điện thoại hay dây điện vì nối với lưới bên ngoài nên rất có thể bị ảnh hưởng sét đánh lan truyền. Nên tránh xa các dây này và các vật dùng điện với khoảng cách ít nhất là 1m. Vì vậy, khi có mưa dông, không nên dùng điện thoại cố định có dây, rút dây nối của thiết bị.

Kiểm tra, vệ sinh ống thu hồi nước sàn mái cũng như sàn phòng vệ sinh, sê nô,…tránh gây ứ đọng nước. Khi trời mưa bão to, nước không kịp thoát, ngấm vào tường, sàn, gây chập điện hoặc làm hỏng đồ điện.

Ngoài ra, để an toàn chung, người dân không nên chăng dây điện trên cành cây, vách lá, mái nhà (có rơm, rạ hoặc lá lợp)… dễ gây chạm chập, cháy nổ. Cần tránh "tử thần" mưa bão làm tổn hại để đồ dùng, tính mạng.


g máy khi trời mưa.

Tống Minh Tùng
Tống Minh Tùng
Trả lời 8 năm trước

Các thiết bị điện gia đình vốn là những thiết bị có nhiều lợi ích trong nhà nhưng bên cạnh đó nó cũng tiềm ẩn những nguy hiểm không ngờ nếu người sử dụng không sử dụng đúng cách và không phòng tránh an toàn. Khi hậu nước ta vốn nóng ẩm và mưa nhiều, vì vậy rất có thể các thiết bị điện gia đình đã bị rò rỉ gặp nước mưa ẩm ướt sẽ dẫn đến chập điện thậm chí cháy nguy hiểm đến tính mạng con người.

Các cơ quan điện lực luôn cảnh báo, trong những thời điểm mưa, đặc biệt là khi ngập nước, bất cứ thiết bị điện nào trong nhà cũng có thể trở thành mối nguy hiểm cho các thành viên trong gia đình. Đặc biệt, những đường dây điện đi ngầm hay ổ cắm cũng dẫn đến những nguy cơ chập, rò điện gây nguy hiểm hoặc thất thoát điện năng. Bởi vậy, mỗi người cần phải có ý thức sử dụng những thiết bị điện thật đúng đắn và an toàn để tránh gặp những tai nạn đáng tiếc. Dưới đây là một số chú ý moi người cần phải biết và thực hiện để đảm bảo an toàn khi sử dụng các thiết bị điện trong mùa mưa bão.

1. Không dùng ổ cắm ở vị trí thấp

Không dùng ổ cắm ở vị trí thấp
Không dùng ổ cắm ở vị trí thấp

Rất nhiều gia đình khi thiết kế các đường điện trong nhà thường đặt ổ cắm ở các vị trí khá thấp để tiện cho sinh hoạt. Tuy nhiên, đây lại là một trong những mối nguy hiểm rình rập trong mùa mưa, bão, đặc biệt khi gia đình bạn nằm trong khu vực ngập, úng.

Lúc này, tốt nhất không nên sử dụng và nên bịt kín các ổ điện ở vị trí thấp này. Nếu muốn, hãy sử dụng các ổ điện ở vị trí cao hoặc khô ráo hơn. Cần chú ý đường dây điện cũng nên đặt ở vị trí cao để tránh rò rỉ điện gây nguy hiểm khi gặp nước.

2. Chú ý đến đường dây điện ngầm trong nhà
Chú ý đến đường dây điện ngầm trong nhà
Chú ý đến đường dây điện ngầm trong nhà

Hiện tại, ở hầu hết các gia đình hiện nay đều sử dụng đường dây điện đi ngầm trong nhà. Tuy nhiên, khi mưa và ngập lâu ngày, tường nhà dễ ngấm ẩm ướt dẫn đến tình trạng ngấm vào đường dây điện, nhất là những đường dây sử dụng lâu năm, dẫn đến rò, chập điện.

Ngoài ra, những đầu nối điện cũng là một mối nguy hiểm khi chúng dễ bị dính nước và chúng ta không thể kiểm soát được tình trạng ẩm ướt.

Để tránh tình trạng này, tốt nhất, khi thiết kế các đường dây điện đi ngầm cần chú ý dây cùng các ổ cắm điện đều phải ở trên cao, không nên đặt ở vị trí thấp có thể bị ngập hoặc dễ bị ẩm khi mưa lớn.

Nếu đường điện trong gia đình đã sử dụng lâu năm, khi tình trạng ngập nặng và trong thời gian dài, người dùng nên ngắt toàn bộ cầu dao điện để tránh nguy hiểm. Nếu không có thể xảy ra trường hợp bị điện giật do chúng ta không cẩn thận với đường dây ngầm. Nếu gặp trường hợp có người bị điện giật hãy làm theo hướng dẫn : Hướng dẫn xử lý khi phát hiện có người bị điện giật

Sau mưa, ngập, cần kiểm tra các đầu mối dây điện, ổ cắm xem tình trạng nước và hơi ẩm có ảnh hưởng đến các vị trí này hay không. Nếu có phải sấy hoặc làm khô rồi mới đóng cầu dao để sử dụng điện.

Các chuyên gia về điện, máy cũng đưa ra lời khuyên, người dùng nên lắp đặt riêng cầu dao hoặc thiết bị ngắt/mở điện cho từng tầng hoặc từng vị trí để không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt chung. Ngoài ra, khi sử dụng các thiết bị điện này cũng nên sử dụng các nhãn hiệu được đảm bảo và có chất lượng tốt.

3. Cẩn thận khi sử dụng các thiết bị điện gia dụng
Cẩn thận khi sử dụng các thiết bị điện gia dụng
Cẩn thận khi sử dụng các thiết bị điện gia dụng

Ngoài ra, khi sử dụng các thiết bị này, phải đảm bảo chân tay khô, ráo để tránh các tai nạn có thể xảy ra do độ ẩm những ngày này thường rất cao.

4. Tiếp đất cho các thiết bị điện gia dụng
Tiếp đắt cho các thiết bị điện để đảm bảo an toàn
Tiếp đắt cho các thiết bị điện để đảm bảo an toàn

Nhiều thiết bị điện gia dụng lớn hoặc không tiện di chuyển lên các vùng khô ráo khi ngập nước: máy giặt, bình nóng lạnh, máy sấy, bếp nấu,…Vì vậy sau khi mưa, ẩm, người dùng cũng nên kiểm tra thật kỹ các thiết bị này trước khi sử dụng. Tốt nhất, hãy sấy khô đường dây và ổ cắm nối trước khi dùng.

Ngoài ra, người dùng cũng nên nối dây tiếp đất riêng cho các thiết bị này (máy giặt, bình nóng lạnh) để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Trên đây là một số lưu ý khi sử dụng các thiết bị điện gia đình trong mùa mưa bão để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho những người sử dụng và những người xung quanh. Tuy là những thiết bị có nhiều tác dụng trong cuộc sống nhưng chũng ta cũng phải lưu ý đến cách sử dụng và bảo quản cũng như làm sao để hạn chế tốt nhất những rủi ro sự cố nhất là do điện gây ra. Trong quá trình sử dụng các gia đình nên thường xuyên kiểm tra hệ thống điện trong gia đình mình để đảm bảo chúng không có bất cứ rò rỉ hay sự cố nào.