Gần đây tiền điện nhà tôi tăng dột ngột. Gia đình nhà tôi đi làm cả ngày, tối về mới sinh hoạt chung. Cũng không sử dụng nhiều thiết bị điện ngoài tủ lạnh, bếp điện, quạt, máy lạnh.
Nhưng 3 tháng nay, tháng nào cũng gần 2 triệu tiền điện. Xin hỏi các bạn, làm thế nào để phát hiện công tơ điện bị câu trộm hoặc bị tính sai?
Giá điện ngày càng tăng, tiền điện hàng tháng là một trong những mối quan tâm của các gia đình. Đặc biệt các hộ gia đình sử dụng lại điện của các hộ khác.
Đối với những hộ sử dụng đồng hồ riêng, đôi khi bằng cảm tính, nhận thấy đồng hồ điện chạy nhanh bất thường nhưng vẫn chưa dám làm đơn yêu cầu được thay điện kế vì sợ rằng cảm nhận sai.
Đối với những hộ sử dụng điện lại từ các hộ chính khi thấy đồng hồ chạy nhanh bất thường, có thể sẽ nghi ngờ, nhưng sẽ không thuyết phục nếu muốn chủ nhà trọ thay thế đồng hồ điện vì lý do kém thuyết phục "tôi cảm thấy nó chạy rất nhanh...".
Phạm vi bài viết này sẽ hướng dẫn cách kiểm tra tương đối độ chính xác của đồng hồ điện mà bạn đang sử dụng đồng thời cũng giúp phát hiện những sự thất thoát điện từ một số nguyên nhân khác.
Phần 1 : Những khái niệm chung nhất:
1.1KWH là bao nhiêu điện năng đây?
Đơn vị tính của điện năng là KWH. Mặc dù hầu hết mọi người đều biết là mỗi tháng nhà mình sử dụng bao nhiêu KWH điện nhưng hầu như ít người biết là với 1 KWH điện mình có thể làm được việc gì.
Công thức cần dùng là : A = P.t
Trong đó : A là điện năng sử dụng; P là công suất thiết bị; t là thời gian.
Vì điện năng hàng tháng tính bằng KWH nên công suất ta sẽ tính bằng KW, thời gian ta tính bằng giờ.
Để lý giải vấn đề này ta lấy 2 ví dụ sau:
Ví dụ 1 : Bạn có một nồi cơm có ghi công suất là 1000W (1KW). Mỗi lần nấu cơm bạn cần thời gian 30 phút (0.5 giờ). Vậy Điện năng bạn sử dụng cho 1 lần nấu cơm với cái nồi đó là : 1KW.0.5H = 0.5KWH. Như vậy có thể nói với 1 KWH bạn có thể nấu 2 nồi cơm với cái nồi mình vừa kể (không tính phần điện dùng hâm cơm nhé).
Ví dụ 2 : Bạn có 1 bóng đèn tròn công suất là 100W(0.1KW). Vậy với 1KWH bạn có thể thắp sáng bóng đèn này trong bao lâu? Sử dụng công thức t = A/P => t = 1/0.1 = 10h. Vậy 1KWH thắp được 1 bóng đèn tròn 100W trong 10h.
Đọc tới đây, không chừng một số bạn đã nói ngay : nhất định đồng hồ nhà mình chạy nhanh vì sử dụng có mấy cái đèn sao tốn tiền điện nhiều thế? Ta cứ bình tĩnh mà đọc tiếp phần sau nhé.
2.Tốc độ quay của đồng hồ như thế nào là nhanh?
Một trong những chỉ số quan trọng được ghi trên mặt đồng hồ điện chính là số vòng quay của đĩa quay tương ứng với 1 KWH. Đồng hồ Việt Nam thường ghi là 450 vòng / KWH. Nếu ghi tiếng Anh sẽ là 450rev/KWH. Các đồng hồ khác nhau về chỉ số này sẽ có tốc độ chạy khác nhau khi sử dụng 1 tải. Ví dụ thế này : Nếu bạn sử dụng 1KWH, khi đo bằng đồng hồ có ghi 225 vòng/ KWH thì đồng hồ sẽ quay khoảng 225vòng. Nếu bạn sử dụng đồng hồ có ghi là 450 vòng / KWH thì đồng hồ sẽ quay 450 vòng. Bằng mắt thường ta sẽ thấy đồng hồ sau quay nhanh hơn nhưng thực chất số KWH là như nhau.
Ta nói thêm 1 chút : Nếu ta sử dụng đồng hồ 450 vòng / KWH thì nếu ta sử dụng 0.1KWH thì đồng hồ quay mấy vòng? rõ ràng là nó quay được (0.1/1)x450 = 45 vòng. Các bạn lưu ý con số này nhé. Mình sẽ sử dụng lại sau này.
Phần 2 : Kiểm tra đồng hồ điện:
Bước 1 : Bạn tắt tất cả các thiết bị điện, tắt luôn CB chính ngay tại đồng hồ. Kết quả mong muốn là đồng hồ hầu như không quay hoặc khoảng 5, 10 phút mới quay được 1 vòng. Nếu đồng hồ quay với tốc độ nào đó thì bạn cũng tính được mỗi tháng bạn mất bao nhiêu vì đồng hồ tự chạy rồi. Nếu số lượng ít thì cũng nên bỏ qua vì nguyên tắc đồng hồ nào cũng sẽ nhúc nhích đôi chút nếu ta không xài gì cả.
Bây giờ bạn đóng CB chính lên nhưng vẫn tắt tất cả thiết bị. Tắt ở đây là tắt hẳn chứ không phải để ở chế độ standby (Nếu TV của bạn còn điều khiển tắt mở được bằng remote nghĩa là bạn đang ở chế độ standby đó). Bây giờ quan sát đồng hồ:
_Nếu đồng hồ không quay thì hệ thống điện của bạn tốt, không có hiện tượng rò điện.
_Nếu đồng hồ có quay thì bạn nên đếm thử trong một số phút đồng hồ quay bao nhiêu vòng, ghi lại số thứ nhất. (s1). Từ s1 này bạn tính ra được 1 ngày, 1 tháng hệ thống điện của bạn bị rò bao nhiêu. Nếu số lượng đáng kể thì bạn phải tìm ra chỗ rò mà khắc phục nó để tiết kiệm điện. Bước này bạn cần tính cho tôi 1 giờ đồng hồ quay được bao nhiêu và ghi lại số s2.
Bước 3 : Bạn sử dụng một bóng đèn tròn 100W và cắm vào cho nó sáng và ngồi đếm số vòng quay. Bạn sẽ đếm số vòng quay này trong vòng 1 giờ. Bỏ ra 1 giờ để làm việc này chắc chắn rất nhàm chán nhưng nó sẽ giúp bạn giải tỏa mọi nghi ngờ trong một thời gian dài thì cũng đáng lắm chứ, phải không các bạn. Có số vòng trong vòng 1 giờ thì bạn ghi lại số s3. Nếu bạn không kiên trì lắm thì có thể theo dõi trong thời gian ngắn hơn, lúc này cũng theo tỉ lệ tam xuất thuận mà tính thôi.
Bước 4: Bạn nên nhớ là số s3 chính là số vòng tương ứng 0.1KWH điện. Bạn tính s4 = (s3 - s2)x10.
Nếu s4 bằng với số vòng / KWH ghi trên đồng hồ thì đồng hồ chạy đúng. Nếu nhỏ hơn thì đồng hồ chạy chậm. Nếu lớn hơn thì đồng hồ chạy nhanh.
Điểm cần lưu ý cuối cùng là phép đo này chỉ mang tính chất tương đối. Vì sai số sẽ là sai số của công suất bóng đèn cộng với sai số của đồng hồ điện. Nhưng nếu kết quả sai lệch từ vài chục phần trăm trở lên bạn có thể yên tâm đề nghị được kiểm tra đồng hồ. Với sai số nhỏ hơn bạn có thể cân nhắc và quyết định.
Bạn có thể dùng tải lớn hơn để kiểm tra như dùng nhiều bóng đèn mắc song song hoặc nồi cơm điện... Bạn không nên dùng bàn ủi vì bàn ủi sẽ tắt khi đủ nhiệt. Bạn cũng không nên dùng các tải có cos phi khác 1 như bòng đèn huỳnh quang...
Nếu bạn thực hiện kiểm tra theo phương pháp này, chúc bạn có kết quả hài lòng về sự chính xác của đồng hồ điện để còn yên tâm lo những công việc khác nữa.
Công tơ điện (còn gọi là đồng hồ điện) là chiếc cân định lượng điện năng được dùng làm cơ sở cho việc thanh toán giữa bên mua điện và bên bán điện theo các điều khoản đã được quy định trong hợp đồng mua bán điện. Để giúp cho việc phán đoán của các tổ chức, cá nhân về tính chính xác của công tơ điện mà mình đang sử dụng trước khi mang công tơ điện lên cơ quan chức năng để kiểm tra lại, chúng tôi xin giới thiệu cách kiểm tra tương đối độ chính xác của đồng hồ điện mà bạn đang sử dụng, đồng thời cũng giúp phát hiện những sự thất thoát điện từ một số nguyên nhân khác.
Bước 1: Bạn tắt tất cả các thiết bị điện, tắt luôn aptomat hay cầu chì ngay tại đồng hồ (trường hợp không lắp aptomat hoặc cầu chì ngay tại đồng hồ thì bạn tháo 2 đường điện đầu ra dẫn vào nhà mình ra khỏi công tơ). Trường hợp đồng hồ hầu như không quay hoặc khoảng 5-10 phút mới quay được 1 vòng là được. Nếu đồng hồ quay với tốc độ nào đó thì bạn cũng tính được mỗi tháng bạn mất bao nhiêu vì đồng hồ tự chạy rồi. Nếu số lượng ít thì cũng nên bỏ qua vì nguyên tắc đồng hồ nào cũng sẽ nhúc nhích đôi chút nếu ta không dùng thiết bị điện gì cả.
Bước 2: Bạn đóng aptomat hay cầu chì ngay tại đồng hồ (trường hợp không lắp aptomat hoặc cầu chì ngay tại đồng hồ thì bạn lắp 2 đường điện đầu ra của công tơ vào) nhưng vẫn tắt tất cả thiết bị sử dụng điện trong nhà (đối với các thiết bị điện có chế độ tắt bằng điều khiển thì ta phải rút phích điện của thiết bị ra khỏi ổ điện).
Sau đó bạn quan sát đồng hồ:
+ Nếu đồng hồ không quay thì hệ thống điện của bạn tốt, không có hiện tượng rò điện (để loại trừ trường hợp rò điện do đường dây dẫn từ ngoài cột vào nhà hoặc từ các bảng điện bị rò điện ra tường nhà...).
+ Nếu đồng hồ có quay thì bạn nên đếm thử trong một số phút đồng hồ quay bao nhiêu vòng, ghi lại số thứ nhất (s1). Từ s1 này bạn tính ra được 1 ngày, 1 tháng hệ thống điện của bạn bị rò bao nhiêu. Nếu số lượng đáng kể thì bạn phải tìm ra chỗ rò mà khắc phục nó để tiết kiệm điện và để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng điện. Đồng thời bạn cần tính 1 giờ đồng hồ quay được bao nhiêu vòng và ghi lại số thứ hai (s2).
Bước 3: Bạn sử dụng một bóng đèn tròn 100W và cắm vào cho nó sáng và sau đó đếm số vòng quay. Bạn sẽ đếm số vòng quay này trong vòng 1 giờ. Số vòng trong vòng 1 giờ thì bạn ghi lại số thứ ba (s3). Bạn có thể theo dõi trong thời gian ngắn hơn sau đó để tính quy về số vòng quay trong thời gian là 1 giờ. (Ví dụ: Nếu bạn theo dõi trong vòng 15 phút, thì để tính thành 1 giờ thì bạn lấy số vòng quay đó nhân với 4).
Bước 4: Bạn nên nhớ là số thứ ba (s3) chính là số vòng tương ứng 0,1kWh điện.
Bạn tính s4 = (s3 - s2) x 10. (số vòng quay đã được quy đổi theo 1kWh). Nếu s4 bằng với số vòng/kWh ghi trên đồng hồ thì đồng hồ chạy đúng. Nếu nhỏ hơn thì đồng hồ chạy chậm. Nếu lớn hơn thì đồng hồ chạy nhanh. Điểm cần lưu ý cuối cùng là phép đo này chỉ mang tính chất tương đối. Vì sai số sẽ là sai số của công suất bóng đèn cộng với sai số của đồng hồ điện. Nhưng nếu kết quả sai lệch từ vài chục phần trăm trở lên bạn có thể yên tâm đề nghị được kiểm tra đồng hồ. Với sai số nhỏ hơn bạn có thể cân nhắc và quyết định. Trong quá trình kiểm tra, bạn có thể dùng tải lớn hơn để kiểm tra như dùng nhiều bóng đèn mắc song song hoặc nồi cơm điện... Bạn không nên dùng bàn là vì bàn là sẽ tắt khi đủ nhiệt. Bạn cũng không nên dùng các tải có cos phi (Cos o) khác 1 như bóng đèn huỳnh quang...