KINH NGHIỆM CHỌN BÌNH NÓNG LẠNH:
Sau khi “dạo quanh” web, tôi nhận thấy rất nhiều người thắc mắc xem chọn thương hiệu bình nước nóng nào? Loại bình nào? V.v… Tôi xin phép trình bày kiến thức cá nhân trong việc chọn, lắp đặt, sử dụng bình nóng lạnh.
Chọn thương hiệu:
Nên chọn những thương hiệu quốc tế có hệ thống bảo hành chính hãng tại Việt Nam. Cách kiểm tra:
- Vào trang chủ của thương hiệu đó, nếu là thương hiệu quốc tế thường hỗ trợ giao diện từ 5 đến trên 30 ngôn ngữ. Tại mỗi quốc gia đó đều có chi nhánh hoặc nhà phân phối, bảo hành (địa chỉ, điện thoại rõ ràng).
- Lấy từ khóa gồm “tên thương hiệu” + “tên loại sản phẩm bằng các thứ tiếng ít phổ biến như (Pháp – Ý – Hàn – Nhật …)”, Search bằng Google… để xem kết quả web cũng như hình ảnh. Nếu được thì lọ mọ vào các quảng cáo, bài viết, diễn đàn nói đến thương hiệu đang cần nghiên cứu.
- Nên mua tại các đơn vị chỉ cung cấp đơn thuần thiết bị nhằm tránh tối đa khả năng bị “luộc” linh kiện hay mua phải hàng “tân trang”. Kiểm tra kỹ giấy bảo hành, seri của máy v.v… để đảm bảo hàng chính hãng, chính ngạch.
Chọn loại bình nóng lạnh:
Hiện nay có khá nhiều loại nguyên lý bình nóng lạnh: Gas, Quang Năng, Điện, Máy nước nóng bơm nhiệt….
- Gas: Theo cá nhân tôi không nên dùng vì thiết bị thường hoạt động không ổn định, cồng kềnh, nguy cơ cháy nổ gây thiệt hại, thương vong lớn, nguy cơ dò gas, bị đốt hết oxy trong phòng tắm…
- Quang Năng: Phù hợp hơn cho khu vực miền Trung và Miền Nam; những gia đình kinh doanh có nhu cầu sử dụng nước nóng nhiều vào mùa hè hoặc mang tính kết hợp với hệ thống Gas hoặc điện; Tuy nhiên lắp đặt khá phức tạp, chỉ phù hợp với những nhà xây mới vì nó cần có đường nước độc lập cho cả hệ thống.
- Máy nước nóng bơm nhiệt: Tiết kiệm điện nhưng tốn…tiền. Nói chung được cái “lọ” thì mất cái “chai”.
- Điện: Ổn định – Rẻ - Dễ bảo dưỡng, sửa chữa. Hiện nay hầu hết các bình nóng lạnh đều kèm theo thiết bị chống giật (ELCB) nên độ an toàn rất cao.
+ Điện gián tiếp: Cảm giác tắm đã hơn vì khoảng chỉnh nhiệt độ rộng. Miền Nam nên dùng loại 15L, miền Bắc nên dùng >= 30L. Nên dùng cho hệ thống có bể nước cách bình nước >4m hoặc có bơm tăng áp.
+ Điện trực tiếp: Gọn nhẹ, có luôn vòi hoa sen; thích hợp cho nhà tập thể, triệt, xây mới, sửa chữa nhà tắm, áp suất nước thấp (mua loại có tích hợp bơm tăng áp). An toàn hơn cho trẻ nhỏ nhờ cơ chế giới hạn nhiệt độ ở khoảng 50 độ C. Bất tiện nếu như bạn phải đi lại đường dây và lắp nhiều vòi trong buồng tắm.
Lắp đặt:
- Cần khoan bắt vào khu vực tường khỏe nhất có thể, nếu đặt trên hộp kỹ thuật thì nên kê thêm gạch bên dưới bình (thường tường xây bằng gạch lỗ).
- Lưu ý tiếp đất cho thiết bị rất quan trọng, nếu không thiết bị chống giật có thể không hoạt động theo đúng thiết kế. Trường hợp bí quá thì nối tiếp đất của bình vào dây cấp nguồn nước (không khuyến khích).
- Có thể tăng thêm độ an toàn bằng cách lắp thêm thiết bị ELCB độc lập cho bình nóng lạnh hay tầng nhà có bình (chọn loại 15-20A độ nhạy 15-30mA), Trường hợp không có chỗ lắp hoặc tiết kiệm có thể lắp thiết bị tổng cho cả hệ thống điện (30-45A, độ nhạy 30mA) những nhà có hệ thống điện lâu năm, bị dò điện có thể không lắp được thiết bị tổng cho cả gia đình … Giá thiết bị của Hàn Quốc khoảng 200 nghìn đồng, của Nhật, Pháp, Đức 400 – 800 nghìn đồng; hàng bãi tầm 100 nghìn đồng. Những thiết bị ELCB này không cần tiếp đất vì hoạt động dựa trên sự so sánh chên lệch “Vào” và “Ra” giữa dây “Nóng” và dây “Ngội”. Ai cẩn thận có thể mang ELCB ra Điện lực Đinh Tiên Hoàng, họ có dịch vụ test (không biết có làm đồ dân dụng không vì hồi xưa tôi toàn mang đến kiểm điện thiết bị cho tủ điện, trạm điện).
Sử dụng:
- Không nên chỉnh chế độ tối đa của bình, chỉ nên để từ 2/3 – 3/4. Nhằm kéo dài tuổi thọ của “Ruột gà” cũng như các gioăng cao su… Quan trọng nhất là giảm nguy cơ bỏng cho trẻ em.
- Trong trường hợp bị mất nước, nước trong bình bị hao đi. Nên chuyển vòi sang hết bên nóng xả nước để không khí bị đẩy hết ra khỏi bình. Sau đó mới bật điện.
- Nếu có thời gian thì bật bình trước, khi nào tắm thì tắt bình đi…
- Sau một thời gian sử dụng 2 -3 năm nên nhờ thợ bảo dưỡng và kiểm tra thiết bị để đảm bảo thiết bị an toàn và hoạt động tốt.
Trên đây là kinh nghiệm cá nhân với mong muốn giúp mọi người lựa chọn và sử dụng bình nước nóng an toàn hơn, nếu có gì thiếu xót mong mọi người góp ý và bổ xung.
Chúc mọi người chọn được sản phẩm an toàn và ưng ý.
Mr Nguyên O974O67758
Bình nước nóng có 2 loại:
- Bình nước nóng trực tiếp
- Bình nước nóng gián tiếp
1. Bình nước nóng trực tiếp: Với điều kiện khí hậu miền bắc nhiều tháng lạnh dưới 15oC thì sử dụng bình nước nóng trực tiếp nhiều khi không đạt hiệu quả mong muốn (do nước đầu vào quá lạnh đun nóng không kịp). Do đó cần sử dụng bình nước nóng trực tiếp có công suất từ 3,5KW trở lên (tối đa là 6KW) mới khắc phục được điều này. Tuy bình có thể có công suất tới 6KW nhưng ta có thể điều chỉnh công suất làm nóng thay đổi từ 2KW-6KW nên không phải lúc nào cũng tốn điện. Khi mua máy nước nóng trực tiếp cần chú ý xem máy có chế độ bật tắt điện-nước chỉ bằng 1 nút nhấn không? với những dòng máy rẻ tiền sẽ bị cắt mất rơle đóng mở nước, nên việc đóng/mở nước được điều khiển bằng vòi nước bên ngoài. Với những dòng máy cao cấp thao tác đóng mở máy-đóng mở nước chỉ bằng 1 nút nhấn.
* ưu điểm của bình nước nóng trực tiếp là lắp đặt đơn giản, không tốn tiền mua vòi sen, thích hợp lắp đặt ở những không gian chật hẹp. Thích hợp lắp đặt cho những nơi nước yếu (sử dụng máy nước nóng có tích hợp bơm tăng áp)
* Nhược điểm: không cấp được nước cho bồn rửa mặt để làm các công việc khác như rửa mặt, đánh răng được.
Ví dụ: Máy nước nóng Panasonic DH-3KP1VW
- Công suất 3.5KW - Chức năng e.Cycle - Bơm trợ lực hoạt động siêu êm - Sử dụng tốt với cả áp lực nước thấp tới 0.05 kgf/cm2 - Vòi sen 3 kiểu phun với Ino Ag+ kháng khuẩn, dễ lau chùi - Van cấp nước với chức năng lọc sạch - 9 tính năng an toàn - Bảo hành 02 năm
2. Bình nước nóng gián tiếp: loại này thông dụng, độ ổn định cao. Khi mua bạn chỉ lưu ý chọn loại có dung tích phù hợp với gia đình mình, thường thì nên chọn loại 15lít là ổn. Nhiều nhà sợ thiếu chọn mua hẳn loại 30lít trong khi không sử dụng hết sẽ rất lãng phí điện cho số nước nóng không sử dụng đến và thời gian lâu để chờ nước sôi.
Đa số các bình nóng lãnh gián tiếp hiện nay đều có thiết bị chống dò điện ELCB đi theo nhưng do độ nhạy quá nhỏ chỉ khoảng 10mA nên thiết bị này qua một thời gian sử dụng rất hay nhảy lung tung làm bình không hoạt động được. Lúc đó nên cắt bỏ ELCB này đi và thay bằng một Aptomat chống dòng dò có tên tuổi (Panasonic...) là ổn
Tham khảo thêm về máy nước nóng Panasonic tại địa chỉ:
http://www.diengiadinh.com/product/c-68/May-nuoc-nong-Panasonic.html