Cách chọn các thiết bị điện sinh hoạt để tiết kiệm điện?

bi
bi
Trả lời 16 năm trước
Khi mua sắm các trang thiết bị điện sinh hoạt, các đồ gia dụng điện .. người ta thường quan tâm đến chức năng hoạt động, kiểu dáng và tiết kiệm năng lượng, sử dụng bền hơn hiệu quả hơn. Chọn thiết bị đúng công suất: Khi chọn mua các thiết bị như máy lạnh hay tủ lạnh, máy giặt, máy bơm nước, nồi cơm điện, bình nẩu nước, bếp điện…. bạn đừng nghĩ mua máy lớn hơn, mạnh hơn thì máy làm việc tốt hơn. Điều này sẽ gây lãng phí không chỉ tiền bạc mà còn hao tốn về năng lượng vô ích. Để chọn mua máy điều hòa nhiệt độ thì cần tính toán phòng cần công suất lạnh bao nhiêu, không nên mua lớn hơn vì khi hoạt động sẽ hao tốn năng lượng điện nhiều hơn. Ngược lại, nếu bạn mua máy nhỏ hơn, yếu hơn yêu cầu, khi đó máy buộc phải hoạt động nhiều hơn cũng sẽ gây lãng phí. Thay thế các thiết bị gây hao tốn điện: Đối với các hệ thống chiếu sang nên sử dụng các loại đèn huỳnh quang, đèn compact tiết kiệm điện thay cho các loại đèn sợi đốt. Một bóng đèn compact 15W có độ sang bằng bóng đèn sợi đốt 60W. Ngoài ra, sử dụng các loại bếp lò như lò vi ba, bếp điện từ thay cho các loại bếp điện thông thường cũng sẽ tiếp kiệm điện hơn. Hạn chế sử dụng các sản phẩm quá cũ: Các loại đồ điện gia dụng đã qua sử dụng tuy có giá rẻ nhưng thường rất hao tốn điện, muốn sử dụng nó nên kiểm tra lại khi mua. Không nhất thiết dùng ổn áp hay biến áp: Ổn áp và biến áp giúp cho điện ổn định vì thể sử dụng tốt cho các khu vực điện không ổn định, tuy nhiên không nhất thiết loại thiết bị nào cũng dùng qua. Một vài thiết bị điện gia dụng có gia nhiệt như bếp điện và bàn ủi … không nhất thiết phải dùng tới ổn áp vì chỉ tốn thêm điện và không an toàn cho cả ổn áp công suất nhỏ. Sử dụng các đồ gia dụng điện một cách hợp lý: Đa số hao phí năng lượng điện đều do không sử dụng hợp lý các sản phẩm của mình. Ví dụ trong các nguyên nhân gây lãng phí điện khi sử dụng tủ lạnh thì phần lớn là do sử dụng sản phẩm không hợp lý như: điều chỉnh trong hộp số (số càng cao tiêu thụ càng nhiều); đặt tủ lạnh ở môi trường không thuận lợi (không thông thoáng, điện càng hao); số lần mở cửa quá nhiều (càng mở cửa nhiều lần thì càng tốn điện); điện tổn hao qua biến thế hoặc ổn áp; để lớp tuyết đông dày quá (ít xả tuyết).