Sao lại dùng điện xoay chiều 220V-50Hz ????

Hôm nay vừa bị điện giật phát mình chợt nghĩ? bình thường toàn làm việc với áp <5V, dòng cỡ mA. Không biết lịch sử hình thành thế nào mà người ta lại dùng điện dân dụng: + 220V? mà ko là 110V? 50V ? 12V? cho đỡ nguy hiểm? + Tại sao lại là 50Hz mà ko là 100Hz, 1MHz.
trai_ha_noi
trai_ha_noi
Trả lời 14 năm trước
Cái này là mấy ông làm về điện tính toán hết cả rồi mới đưa ra thông số chuẩn như vậy mà bạn: Về điện áp: Hình như là để cho đỡ bị tổn hao khi truyền đi xa thì phải. chả thế mà mới có đường dây 500KV bắc nam(có máy móc nào dùng được điện áp này đâu) sau đó mới cho qua biến áp để hạ điện thế xuống 220V[:D] cho dân dùng Về tần số:vấn đề tại sao là 50HZ, 60HZ mà không là 1KHZ hay 1MHZ là do tốc độ động cơ sử dụng đó bạn ơi. Trước đây khi Whestinghous chế ra máy phát điện dùng tần số là 400HHZ. Nó có cái lợi là trọng lượng động cơ nhỏ hơn nhưng tốc độ lại quá nhanh nên nguy hiểm cho người sử dụng. Muốn chạy ở tốc độ thấp phải quấn nhiều cực nên lợi không bằng hại.Vì vậy mà bên Mỹ phải chuyển xuống tần số 60HZ lúc đó tốc độ tối đa của động cơ chỉ gần bằng 3600rpm. bên châu Âu sử dụng tần số 50HZ nên tốc độ tối đa của động cơ chỉ gần bằng 3000rpm. Ngoại trừ trên máy bay hay trên tên lửa, các cưa máy cầm tay là còn sử dụng tần số 400HZ để kích thước nhỏ gọn. Theo qui ước tần số từ 400HZ trở xuống sử dụng cho động cơ và hệ thống điện dân dụng, vài KHZ sử dụng cho các lò trung tần, bếp từ.... tần số vài trăm KHZ dùng để tôi cao tần,từ 80-150MHZ sử dụng cho các dạng máy ép bọc cao tần còn tần số gần 2GHZ là tần số của lò vi ba,các sóng của điện thoại di động....