Sau đây là một vài thói quen các bạn có thể thực hành ngay:
Hãy tạo mật khẩu hóc búa khó đoán: Hãy bỏ chút thì giờ cố đoán xem mật khẩu phổ biến nhất đang được sử dụng hiện nay là gì. Nếu bạn đoán đó là cụm từ “mật khẩu” thì không xa lắm đâu. Trong danh sách hàng năm của công ty SplashData các mật khẩu thông dụng nhất là “123456” đứng đầu bảng và đứng hàng nhì là “mật khẩu.” Đó không phải là những mật khẩu mà là tấm giấy bồi ướt.
Nếu bạn không muốn ai đó xâm nhập vào dữ liệu của mình thì phải gắn một ổ khóa thật chặt trên cửa. Các mật khẩu khó đoán bao gồm hàng ký tự với chữ thường xen lẫn chữ hoa, chữ số và các ký tự đặc biệt. Mật khẩu nên có ít nhất 8 ký tự và dứt khoát không nên có thể tạo thành những từ như tên con thú cưng hay biểu tượng của trường trung học của bạn. Nếu bạn không làm gì khác được đề nghị ở đây thì hãy tạo mật khẩu khó đoán.
Đổi mật khẩu: Một sai lầm thứ nhì rất phổ biến là người sử dụng máy tính tạo một mật khẩu hóc búa, rồi sau đó không bao giờ thay đổi hoặc dùng nó cho những tài khoản khác nhau.
Chắc chắn, quản lý một danh sách mật khẩu phức tạp luôn thay đổi rất mất công. Nhưng cuối cùng không có mật khẩu nào không thể phá được, và dùng chúng cho các tài khoản khác nhau là một cách mời gọi tin tặc. Nếu bạn thấy khó theo dõi tất cả các mật khẩu khó nhớ đó (đừng ghi xuống giấy) có nhiều dịch vụ quản lý mật khẩu và những ý kiến bên ngoài đó tương đối dễ và bảo đảm.
Xóa bộ nhớ cache: Xóa cache trong tất cả các thiết bị bạn sử dụng trong một ngày như computer ở nhà, computer ở sở, iPad của bạn bè v ..v.. Mỗi lần bạn sử dụng trình duyệt như Firefox hay Chrome, nó đều giữ lại thông tin bạn đã truy cập vào đâu và làm gì. Thường thì đây là yếu tố được mặc định, mỗi một trang web mà bạn truy cập và tất cả các những gì bạn tải lên mạng hay tải xuống đều lưu lại trên máy trong nhiều ngày hoặc thậm chí nhiều tuần.
Bất kỳ người nào khác muốn xem cache đó và đánh cắp các chi tiết hoạt động trực tuyến của bạn sẽ rất dễ.
Đừng dùng mạng Wi-Fi miễn phí: Nói về Wi-Fi thì câu châm ngôn “Không có buổi ăn trưa nào miễn phí” hay “Có làm mới có ăn”, không còn áp dụng trong trường hợp nào đúng hơn trường hợp này. Con số ngày càng tăng các quán cà phê, quán rượu, cửa hàng hay các nơi công cộng khác đang cung cấp cho những người sử dụng điện thoại di động đang rất cần dữ liệu có thể truy cập Internet bằng hệ thống mạng không dây Wi-Fi, thường thì thậm chí không cần mật khẩu. Các dịch vụ này có thể thuận tiện, những chúng cũng mở cửa mọi thứ trên thiết bị của bạn. Trừ phi thực sự cần, bằng không thì đừng sử dụng nó.
Hãy sử dụng HTTPS: viết tắt của cụm từ ‘hyper-text transfer protocol secure’ hay giao thức truyền tải siêu văn bản bảo mật. HTTPS là một biến thể của giao thức HTTP được thêm vào lớp bảo mật và mã hóa trong khi người sử dụng đang truy cập mạng. Liên lạc giữa người sử dụng và trang web HTTPS được mã hóa và cũng chứng minh sự xác thực, có nghĩa là HTTPS có thể được sử dụng để phát hiện các trang web giả thường được dùng trong kỹ thuật tấn công trung gian “man in the middle”.
1. Những nguyên tắc Internet cơ bản
Trước khi đến với những cách bảo vệ từ bên ngoài, hãy tự tập cho mình những nguyên tắc cơ bản sau:
Nếu không chắc chắn, đừng thử và vứt đi: Khi ngày càng có nhiều dạng malware, virus nguy hiểm đội lốt những email, hình ảnh, video trên các mạng xã hội thì dữ liệu của người dùng càng gặp nguy hiểm hơn bội phần nếu lỡ tay nhấn nhầm. Chính vì thế, nếu cảm thấy một nội dung nào đó khả nghi, hãy đóng hoặc xóa chúng ngay lập tức
Luôn để mọi ứng dụng được cập nhật lên phiên bản mới nhất trên chiếc máy tính của mình bao gồm: Hệ điều hành, trình duyệt web, phần mềm bảo mật. Bởi lẽ các nhà sản xuất phần mềm luôn đặt sự an toàn của người dùng lên hàng đầu và sẽ nhanh chóng tung ra bản cập nhật nếu có một lỗ hổng bảo mật nào đó xuất hiện.
Suy nghĩ kĩ trước khi hành động: Có lẽ lời khuyên này luôn đúng trong mọi trường hợp của cuộc sống bao gồm cả việc bảo mật dữ liệu trên Internet. Đừng làm, đừng thử những gì bạn chưa chắc chắn và không đủ hiểu biết nhé.
2. Tùy chỉnh bảo mật (Privacy Settings)
Với mỗi phần mềm, mỗi trang web hay mạng xã hội đều có một cơ chế tùy chọn bảo mật giúp cho dữ liệu của người dùng được an toàn nhất có thể. Sau đây là cơ chế bảo mật của 3 trang mạng xã hội thông dụng tại Việt Nam hiện nay là: Facebook, Google và Yahoo.
Facebook
Truy cập vào khu vực tùy chỉnh bảo mật (click here) và lựa chọn đối tượng có thể tương tác với bạn (ai có thể thấy nội dung của bạn, có thể liên lạc hoặc tìm kiếm bạn...). Để được an toàn nhất, bạn chỉ nên để "Friends" (Bạn bè) và "Friends of Friends" (Bạn của bạn bè) mà thôi vì càng nhiều người biết đến bạn, tài khoản của bạn sẽ càng gặp nhiều nguy cơ bị đánh cắp.
Facebook có một trang hỗ trợ liên quan đến các vấn đề về bảo mật tài khoản. Nếu có thời gian rãnh rỗi, hãy thử xem qua: a short privacy primer
Truy cập vào mục "Advanced Privacy Controls" để có thể gỡ bỏ những tag hoặc một số thứ mà người khác đã gắn chúng lên tường nhà bạn.
Bật tính năng bảo mật 2 lớp cho tài khoản của bạn. Khi đó, khi muốn đăng nhập tài khoản ở một máy tính hoặc địa điểm khác, Facebook sẽ yêu cầu xác nhận từ số điện thoại đăng kí - điều này sẽ giúp bạn bảo vệ tốt nick Facebook của mình.
Google
Xem sơ lược những cơ chế bảo mật của Google tại đường link sau: click here
Google có cung cấp một chế độ kiểm tra bảo mật tự động. Bạn đọc hãy nhấn vào link sau (click here) và làm theo hướng dẫn của Google để bảo mật tốt hơn tài khoản của bạn.
Truy cập vào trang tùy chỉnh bảo mật cho tài khoản Google+: click here
Bật tính năng bảo mật tài khoản 2 lớp tương tự như trên Facebook: click here
Yahoo
Truy cập bộ công cụ bảo mật của Yahoo tại đây: click here
Truy cập vào trang quản lý quảng của Yahoo và tắt đi chức năng cung cấp quảng cáo theo sở thích (nhấn vào nút Opt Out): click here
Bật tính năng bảo mật tài khoản 2 lớp: click here
3. Chặn các cookies trên trình duyệt web
Việc chặn các cookies trong lúc duyệt web sẽ phần nào giúp bạn an toàn hơn trên Internet khi mà các trang web sẽ khó có thể theo dõi hoạt động của bạn cũng như ghi nhớ tên đăng nhập, mật khẩu tự động. Tất nhiên, việc vô hiệu hóa cookies sẽ khiến bạn bất tiện trong một số trường hợp. Tuy nhiên, nếu bạn muốn thật sự "an toàn".
Dưới đây là plugin chặn cookie tốt dành cho trình duyệt:
AdBlock Plus
uBlock
4. Tắt các liên kết với tài khoản
Hiện nay có khá nhiều trang web cung cấp tính năng liên kết với các tài khoản cá nhân người dùng. Điển hình như, Google cho phép bạn liên kết nhiều tài khoản Gmail trên cùng một trình duyệt. Ngoài ra, một số trang web khác lại sử dụng cơ chế sử dụng tài khoản Google, Yahoo, Facebook... để đăng nhập tự động.
Tuy mang lại sự tiện lợi nhưng điều này cũng khiến tài khoản của bạn gặp nhiều rủi ro hơn. Hãy hình dung thế này: nếu một tài khoản bị xâm hại thì tất cả các tài khoản liên kết còn lại đều có thể bị ảnh hưởng tương tự. Vì thế, hãy sử dụng từng tài khoản cá nhân một cách thủ công thay vì tự động như trước kia.
5. Sử dụng những kết nối an toàn, tường lửa và phần mềm diệt virus
Đầu tiên, hãy chỉ sử dụng những kết nối mạng (Wifi, LAN) an toàn. Nếu như Wifi nhà bạn vẫn chưa được đặt mật khẩu hoặc quá dễ đoán thì hãy ngay lập tức thay đổi một cái mới khó đoán hơn, an tooàn hơn.
Tiếp theo, hãy luôn sử dụng phần mềm tường lửa (firewall) để bảo vệ máy tính của bạn khỏi những điều không mong muốn trên Internet. Vì thế, đừng tắt tính năng hữu ích này đi nhé. Dĩ nhiên máy sẽ hoạt động có phần chậm hơn.
Cuối cùng, hãy trang bị cho máy tính của mình một phần mềm diệt virus tốt điển hình đến từ các hãng như: AVG, Norton, Kaspersky, Avast...
6. Đặt một mật khẩu mạnh hơn
Mật khẩu là một trong những cơ chế bảo mật tồn tại lâu đời nhất cho đến thời điểm bây giờ. Vấn đề nẳm ở chỗ nhiều người dùng ngày nay thường có khuynh hướng đặt mật khẩu hời hợt, cho có và đôi khi một mật khẩu dành cho tất cả các tài khoản cá nhân. Chính điều này sẽ khiến nguy cơ bảo mật lớn hơn bao giờ hết.
Vì thế, hãy đặt mật khẩu của mình một cách khôn ngoan nhất có thể. Độ dài mật khẩu nên là 8 kí tự và bao gồm cả chữ và số. Đừng đặt mật khẩu bằng chuỗi kí tự quá khó nhớ điển hình như: " ab#2x^&faz" nhưng cũng đừng quá đơn giản nhé. Ngoài ra, một trong những mẹo đặt mật khẩu an toàn và việc thêm dấu cách vào giữa chuỗi kí tự, ví dụ như: "anh_yeu_em_1988" chẳng hạn.
Cuối cùng, hãy tập thói quen sử dụng một tên tài khoản, một mật khẩu cho một trang web mà thôi. Khi đó, nếu một tài khoản của bạn bị xâm hại thì ít ra những tài khoản khác vẫn được an toàn.
7. Tập thói quen lướt web cẩn thận hơn
Đúng vậy, hãy thường xuyên xóa đi những cookie trên trình duyệt của bạn. Ngoài ra, sau mỗi lần sử dụng web, hãy thoát tài khoản của bạn ra khỏi các trang web, mạng xã hội nhằm tránh những mất mát đáng tiếc có thể xảy ra đặc biệt khi bạn sử dụng máy tính nơi công cộng.
Trên đây là 7 cách giúp bạn bảo mật dữ liệu của mình an toàn hơn rất nhiều khi sử dụng Internet. Nếu có những cách hay hơn hãy chia sẻ thêm với diễn đàn nhé.