Chào bạn
Khi mua hàng trực tuyến cần tìm hiểu rõ người bán như địa chỉ, số điện thoại (máy bàn là tốt nhất) và nên chọn người bán là công ty hơn cá nhân vì tên, địa chỉ, website công ty... có thể tìm được từ nhiều nguồn khác nhau, từ đó xác định bên bán có tin tưởng được không.
Với các thương hiệu nổi tiếng trên website, họ đều có địa chỉ cụ thể các đại lý phân phối chính hãng của họ nên bạn có thể kiểm tra xem liệu chỗ bạn mua có phải là có thật không và bán hàng chính hãng, bảo hành chính hãng không. Các phương thức phổ biến hiện nay là bạn nên liên hệ qua trung gian là các đơn vị quản lý website bán hàng trực tuyến đó chứ không phải là người bán mở shop đơn thuần trên mạng. Họ sẽ làm trung gian cho bạn chỉ khi nào bạn trả tiền cho người bán, người bán giao hàng cho bạn thì giao dịch mới coi là thành công. Nếu có bất kỳ vấn đề gì xảy ra thì người trung gian sẽ bồi hoàn cho bên bán hoặc bên mua tùy trường hợp.
Đối với các mặt hàng lớn, bạn nên xem hàng tận nơi để tránh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, nếu bạn ở quá xa người bán bạn nên ủy thác cho website đó mua hàng giúp bạn để tránh việc tiền mất hàng không thấy đâu. Hiện tại ở Việt Nam có hàng nghìn website buôn bán trực tuyến từ B2B (Business to Business, B2C (Business to Customer), C2C (Customer to customer), nhưng chỉ một vài trong số đó là thực sự có hiệu quả và có tên tuổi. Vì thế, việc rủi ro trong mua và bán là không thể tránh khỏi nhưng mua bán hàng qua mạng là không thể phủ nhận về sự tiện lợi, nhanh chóng cho cả người mua lẫn người bán.
Nên mua sp tại gian hàng đảm bảo của Vatgia.com .
Hy vọng rằng những đóng góp của tôi có chút hữu dụng đối với những người đã và đang hoạt động trên lĩnh vực bán hàng trực tuyến như tôi.
Có rất nhiều người phải làm việc 8 tiếng 1 ngày. Họ không có thời gian để đi đến từng gian hàng và lựa chọn món đồ cho mình. Các trang web thương mại điện tử được sinh ra để đáp ứng nhu cầu của họ. Dần dần các trang web thương mại điện tử trở nên uy tín hơn, hỗ trợ nhiều hơn cho khách hàng. Hình thức thanh toán cũng được cải thiện. Không chỉ có thanh toán trực tiếp hay trả tiền qua tài khoản mà còn có những trang web thanh toán thông qua đồng tiền ảo như Icoin của trang Buyme.vn. Vừa đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, vừa hỗ trợ tối ưu cho những ai mở cửa hàng trên mạng
Bí quyết mua hàng trực tuyến an toànCùng với sự tiện lợi đó của Thương mại điện tử là những đe doạ tiềm ẩn mà không phải tất cả mọi người đều nhận thức được. Sau đây là một số nhắc nhở từ Better Business Bureau (BBB) và Uỷ ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ nhằm giúp bạn đi mua sắm trực tuyến an toàn hơn.
Hãy tin vào trực giác của mình: Nếu bạn cảm thấy không thoải mái khi mua hay đấu giá một món hàng nào đó thì có lẽ bạn đừng nên mua món hàng đó nữa.
Tìm, đọc và hiểu chính sách bảo mật: Hiểu được những thông tin mà các nhà bán hàng thu thập của bạn là thông tin gì, nó sẽ được sử dụng ra sao và bạn có thể bỏ đăng ký như thế nào. Nếu site đó không có chính sách bảo mật, BBB khuyến cáo bạn hãy chấm dứt làm ăn với site đó.
Kiểm tra các chính sách giao hàng, bồi thường và trả lại hàng, giá cả và các điều khoản pháp lý khác: Nếu bạn không tìm thấy chúng trên site đó, hãy gọi điện hoặc gửi email cho nhà bán lẻ đó để biết thêm thông tin.
Sử dụng một kết nối Internet an toàn: Hầu hết các site sẽ nói cho bạn biết nếu họ dùng công nghệ chuyển mã, và một số biểu tượng cũng sẽ biểu hiện đó là một site an toàn. Hãy tìm biểu tượng ổ khoá ở phía dưới màn hình hay một chìa khoá không bị vỡ trong trình duyệt của bạn.
Chú ý khi thanh toán bằng thẻ tín dụng: Thanh toán bằng thẻ tín dụng tuy nhanh nhưng cũng hàm chứa nhiểu rủi ro. Đối với những website bán hàng quy mô nhỏ bạn cần chú ý phương thức thanh toán của họ. Nếu thẻ tín dụng của bạn được thanh toán qua những paygate lớn như 2Checkout.com, Paypal.com, Google Checkout... thì bạn có thể yên tâm rằng số thẻ tín dụng của bạn sẽ không bị lộ. Tuy nhiên nếu website lưu trữ thông tin về thẻ tín dụng của bạn trên cơ sở dữ liệu của họ thì bạn nên tìm hiểu kỹ về website bán hàng trước khi quyết định mua.
Kiểm tra kỹ giá cả: Điều này luôn luôn đúng. Đừng quên xem giá cước vận chuyển, nó có thể thay đổi giá đến kinh ngạc.
Giữ lại các hoá đơn, chứng từ: In ra một bản các điều khoản, điều kiện, đảm hành, mô tả hàng, thông tin về doanh nghiệp thậm chỉ xác định lại cả những bức email và lưu giữ chúng cùng với những bản ghi sự mua hàng của bạn.
Với các thương hiệu nổi tiếng trên website, họ đều có địa chỉ cụ thể các đại lý phân phối chính hãng của họ nên bạn có thể kiểm tra xem liệu chỗ bạn mua có phải là có thật không và bán hàng chính hãng, bảo hành chính hãng không. Các phương thức phổ biến hiện nay là bạn nên liên hệ qua trung gian là các đơn vị quản lý website bán hàng trực tuyến đó chứ không phải là người bán mở shop đơn thuần trên mạng. Họ sẽ làm trung gian cho bạn chỉ khi nào bạn trả tiền cho người bán, người bán giao hàng cho bạn thì giao dịch mới coi là thành công. Nếu có bất kỳ vấn đề gì xảy ra thì người trung gian sẽ bồi hoàn cho bên bán hoặc bên mua tùy trường hợp.
Đối với các mặt hàng lớn, bạn nên xem hàng tận nơi để tránh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, nếu bạn ở quá xa người bán bạn nên ủy thác cho website đó mua hàng giúp bạn để tránh việc tiền mất hàng không thấy đâu. Hiện tại ở Việt Nam có hàng nghìn website buôn bán trực tuyến từ B2B (Business to Business, B2C (Business to Customer), C2C (Customer to customer), nhưng chỉ một vài trong số đó là thực sự có hiệu quả và có tên tuổi. Vì thế, việc rủi ro trong mua và bán là không thể tránh khỏi nhưng mua bán hàng qua mạng là không thể phủ nhận về sự tiện lợi, nhanh chóng cho cả người mua lẫn người bán.
bạn lên tìm kiếmmmuua hàng trên các trang vinamarket.vn hay vật giá.com...