Hỏi về mực in

Hiện tại mình dùng máy in canon IX4000,có thể dùng mực để in chuyển nhiệt được không? Trước đây mình cũng đã từng dùng và bị hư 2 con EPSOL R290, nên giờ ngại dòng này quá! giờ muốn tìm hiểu về công nghệ in chuyển nhiệt, nhưng dùng canon lại chắc không được, có giải pháp nào không? Rất mong được tư vấn qua mail: quanla71@yahoo.com.vn.

tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước

Máy canon ko đc bạn ạ. Bạn đọc xem nhé:

Hướng dẫn qui trình in chuyển nhiệt bằng máy in phun

phần 1 : hướng dẫn làm giấy in chuyển nhiệt lên vải poliester và vật liệu sứ đã tráng phủ

- để in chuyển nhiệt bằng máy in phun chúng ta cần máy in phun in được mực chuyển nhiệt đó là các dòng máy epson
- tiếp đến là giấy in chuyển để in bằng máy in phun dùng mực chuyển chuyển qua vật liệu cần in bằng cách cho giấy đã in mực chuyển tiếp xúc với vật liệu cần in và gia nhiệt có thể dùng máy ép nhiệt, bàn ủi, lò nướng ...

sau đây tôi sẽ hướng dẫn các bạn lần lượt qui trình này:


phần 1 : hướng dẫn làm giấy in chuyển nhiệt lên vải poliester và vật liệu sứ đã tráng phủ

để in chuyển cho đẹp giấy in phải chuyển hết hoặc là chuyển tối đa mực lên vật liệu in. hình ảnh được chuyển phải mịn màng, rõ nét
ta có thể dùng giấy for để in chuyển nhưng do giấy for có độ thấm hút mực cao một phần mực bị thấm sâu vào giấy khi chuyển. phần bị thấm vào giấy sẽ không chuyển qua vật liệu in được làm cho hình ảnh bị mờ không rõ nét. để khắc phuc điều đó chúng ta cần tráng phủ lên bề mặt giấy một lớp phủ làm sao ngăn không cho mực thấm sâu vào giấy hình ảnh mịn màng có thể chuyển tối đa mực vào vât liệu in.
hôm nay tôi sẽ hướng đẫn các bạn tráng phủ giấy for thông thường thành giấy in chuyển nhiệt

các bạn cần chuẩn bị những vật liệu sau :

- giấy for a4 định lượng 100 chọn loại giấy có bề mặt láng mịn
- khuôn in lưới 35x50 hoặc lớn hơn có cở lưới 100
- bột năng (loại các bà nội trợ dùng để nấu súp) hoặc bất kỳ tinh bột nào cũng được nhưng dùng bột năng tốt hơn

các bạn nấu hồ bột năng bằng cách đun cách thủy giống như nấu keo pva dùng chụp lưới vậy nhớ đừng nấu đặc quá khó kéo.
dùng khung lụa kéo phủ lên giấy từ 2 đến 3 lớp (kéo 1 lớp để khô rồi kéo lớp tiếp theo )
xong các bạn phơi khô rồi ép phẳng
thế là các bạn đã làm xong giấy để in chuyển nhiệt lên vải poliester và vật liệu sứ đã tráng phủ rồi đó đơn giản quá phải không nào
nếu các bạn quan tâm thì cho biết ý kiến đóng góp.

tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước

Phần 2 : in chuyển lên vải poliester
ở phần 1 các bạn đã làm được giấy rồi bây giờ chúng ta bắt đầu in chuyển.
các bạn cần có một máy in epson có gắn mực chuyển nhiệt liên tục.
để cho bản in đẹp với loại giấy mà chúng ta làm ở phần 1 các bạn chọn chế độ giấy in là photo paper chế độ in là photo hoặc bet photo hình ảnh sẽ đẹp và sắc nét.
khi đã in lên giấy xong các bạn nên để cho khô mực khi áp vào vải sẽ không bị tróc nhòe.
tiếp đến để chuyển hình đã in sang vải poliester ta cần có một máy ép nhiệt phẳng hoặc bàn ủi
- đối với máy ép nhiệt các bạn canh nhiệt độ 180 oC và thời gian khoảng 60 đến 90 giây thông số này còn tùy vào độ chính xác của máy ép nhiệt các bạn phải thử nếu thấy màu còn lại trên giấy nhiều thì tăng thêm nhiệt độ hoặc thời gian.
- nếu không có máy ép nhiệt bạn dùng bàn ủi kèm theo một miếng nhôm mỏng và phẳng lớn hơn vùng cần in một tí bạn đặt tấm nhôm lên giấy chuyển và đặt bàn ủi và ủi lên tấm nhôm mục đích dùng tấm nhôm là để tạo vùng nhiệt đều trên vùng in chuyển về thời gian và nhiệt độ cái này các bạn cũng phải thử để tìm nhiệt độ và thời gian thích hợp
thế là bạn đã có thể in chuyển lên vải poliester với qui trình từ chế tạo giấy đến ra thành phẩm rồi đó đơn giản quá phải không nào.

Phần 3 : in chuyển lên vật liệu sứ,thủy tinh, melamin đã được tráng phủ
để in chuyển lên các vật liệu này có hai phương pháp đó là dùng máy ép nhiệt chuyên dụng và dùng lò nướng
a. dùng máy ép nhiệt :
- máy ép nhiệt được thiêt kế theo hình dáng của phôi như :
máy ép phẳng dùng để ép gạch men, các vật liệu phẳng
máy ép ly dùng để ép ly
máy ép dĩa dùng để ép dĩa v.v...
giấy thì dùng giấy ta đã chế tạo ở phần trên.
chế độ in lên giấy thì giống như trong phần in áo
khi áp giấy vào phôi nhớ là phía mặt cần in và giấy in phải áp vào phía cao su chịu nhiệt để giấy in và phôi tiếp xúc tốt
về nhiệt độ và thời gian thì hơn in lên vải một ít thường thì nhiệt độ từ 180 đến 200 độ c thời gian từ 3 đến 5 phút tùy theo máy ép và đô dày mỏng của vật liệu.

b.dùng lò nướng :
các bạn có thể dùng vải hoặc cao su chịu nhiệt quấn hoặc ép chặt giấy đã in và phôi làm sao cho tiếp xúc thật tốt hoặc là các bạn dùng một loại keo không bị nóng chảy vì nhiệt để dán giấy in vào phôi.
nhiệt độ thì như dùng máy ép nhiệt.(tính từ khi máy đạt được nhiệt độ chuẩn không tính thời gian khi máy chưa đạt được nhiệt độ chuẩn)

Phần 4 : hướng dẫn làm giấy chuyển nhiệt in lên vải coton bằng phương pháp dùng keo chuyển
phần trên các bạn đã chế tạo giấy để dùng in chuyển lên vải poliester và vật liệu có tráng phủ. bây giờ tôi sẽ hướng dẫn các bạn chế tạo giấy để in lên vải coton bằng phương pháp dùng keo chuyển:
- trước tiên bạn cần phải có giấy đế với các yêu cầu sau là không thấm nước và chịu được nhiệt đó là các loại giấy có tráng phủ các loại như silicon, sáp, keo bóng.v.v...
yêu cầu của lớp giấy đế này phải có độ nhám vừa phải để khi ta kéo lớp tinh bột phải bám vào được. các bạn có thể tận dụng giấy đế của decan đã dùng rồi nhưng phải tạo nhám bằng cách dùng giấy nhám mịn tạo nhám cho nó
(nếu các bạn tìm không ra giấy đế thì mình sẽ cung cấp với giá 1000đ 1 tờ a4)
- bước 2 bạn kéo lên 3 lớp tinh bột như ở phần 1 chế tạo giấy in lên poliester.
thế là các bạn đã có giấy để chuẩn bị cho in coton bằng phương pháp in bằng keo chuyển rồi đó. đơn giản quá phải không nào.
lần lượt các bạn sẽ thấy in chuyển nhiêt thật là đơn giản hẹn các bạn kỳ tiếp
(nếu bạn nào lười làm giấy thì mình cung cấp giấy hoàn chỉnh với giá 3000đ 1 tờ a4)

phần 5 : in chuyển lên vải coton bằng phương pháp dùng keo chuyển ( phương pháp này là của bác đức nic nguoihanoi hướng dẫn)
- vì vải polyester không có ái lực với mực thăng hoa vì vậy chúng ta phải cần một loại keo dính để bắt dính mực vào vải ở đây chúng ta dùng loại keo bột gọi là nhựa nhiệt dẽo polyme binder tên thương phẩm gọi là bột chuyển ở miền nam có thể mua tại phước tỷ 103 phùng hưng hoặc các của hàng bán hóa chất in nhuộm khu vực chợ kim biên, ở miền bắc thì gọi bác đức
- giấy thì ta dùng loại giấy mà mình vừa hướng dẫn ở phần trên
- chế độ in lên giấy giống như các phần trên
và đây là cách chuyển :
- khi vừa in ra mực còn ướt các bạn rắc bột chuyển lên vùng in giống như rắc bột nổi lên thiệp cưới nướng nổi, búng nhẹ lên giấy cho rơi hết bột dư
-các bạn cho giấy đã in vào áo để ép hai lần. lần 1 cho nhiệt độ khoảng 170 độ C thời gian khoảng 15 giây các bạn để nguội lột giấy ra và ép lại lần 2 nhiệt độ 180 độ C thời gian khoảng 2 phút cho chín mực
nếu ép một lần 180độC thời gian 2 phút thì bạn phải nhúng áo vào nước làm ướt giấy cho nở lớp tinh bột ra mới lột được. thế là các bạn đã có thể in lên vải coton % rồi đó. các bạn thấy mình nói có đúng không nào " in chuyển nhiệt thật là đơn giản" sản phẩm in lên coton% chất lượng hay không phụ thuộc rất nhều vào loại keo chuyển có chất lượng hay không. hẹn các bạn kỳ tiếp

tun oi
tun oi
Trả lời 14 năm trước

Bạn có thể Alo cho Bác Đức để Bác ấy Tư Vấn rõ ràng hơn (Máy in Canon nghe bác ấy nói vẫn in được) Số bác Đức 0903257890 - Thân chào