Biểu hiện và cách phòng tránh của bệnh sởi

Bệnh sởi là một bệnh lý truyền nhiễm, có thể lây chéo từ người này sang người khác. Bệnh do virus cấp tính, cụ thể là 1 loại virus ARN thuộc chi Morbilivirus nằm trong họ Paramyxoviridae với biểu hiện cụ thể và đặc trưng ở gia đoạn cuối là phát ban toàn cơ thể.

1. Con đường lây nhiễm của bệnh sởi là gì?

Bệnh sởi là một bệnh lý rất dễ lây lan và lây lan trong cộng đồng rất nhanh, bệnh có thể diễn biến thành dịch với con đường lây như sau:

Lây qua đường hô hấp: tiếp xúc với dịch tiết, dịch mũi, hầu, họng, nước bọt. Đặc biệt trong giai đoạn đầu, khi bệnh nhân có dấu hiệu cảm, ho, sốt, dịch tiết nhiều và cũng là gia đoạn người bệnh dễ lây truyền cho cộng đồng nhất.

Lây qua vật trung gian: tiếp xúc dịch khi dùng chung khắn rửa, bàn chải, điện thoại, tay cầm cửa… có chứa dịch của người bệnh sởi.

Những người đã từng bị sởi hoạc đã tiêm vacxin phòng sởi thông thường sẽ có miễn dịch cả đời và không bị lây nhiễm từ người bệnh sởi, tuy nhiên đối với nhũng trường hợp chưa có kháng thể virus sởi trong máu thì tỉ lệ lây nhiễm sẽ rất cao nên tới lớn hơn 90%.

Trẻ nhỏ sau khi sinh khoảng 6 tháng đầu, trong máu có thể tồn tại kháng thể từ cơ thể mẹ, sau 6 tháng kháng thể sinh ra không đủ vì vậy lứa tuổi của trẻ nhỏ lớn hơn 6 tháng tuổi dễ bị mác sởi nến chưa được tiêm phòng.

2. Dấu hiệu triệu chứng của bệnh sởi là gì?

Bệnh sởi thường diễn biến theo 3 giai đoạn

Giai đoạn 1: Giai đoạn ủ bệnh.

Giai đoạn này thường kéo dai 1 đến 2 tuần, bệnh nhân không có biểu hiện gì cho dù đã nhiễm phải virus sởi.

Giai đoạn 2: Giai đoạn bệnh xuất hiện những biểu hiên bệnh lí.

Giai đoạn này có thể kéo dài 5 ngày đến 2 tuần, người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, sốt, đầu, đặc biệt nước mắt và nước mũi sẽ xuất tiết nhiều hơn, mắt đỏ…bệnh nhân có thể nhầm với bệnh cảm thông thường.

Giai đoạn 3: Giai đoạn phát ban, sốt cao và kết thúc bệnh lí.

Bệnh nhân có thể sốt ở nhiệt độ 39 độ, đặc biệt ở trẻ nhỏ, sốt cao kéo dài.

Hiện tượng nổi ban thường xuất hiện trong khoàng 1-2 ngày, bệnh nhân có thể phát ban toàn cơ thể hoạc không toàn cơ thể, tuy nhiên nốt ban sẽ thường mọc từ phần đầu, tóc, vùng tai, dùng tay sờ lên bề mặt da vùng phát ban sẽ thấy da cồm cộm mà không được nhẵn như bình thường.

Những nốt ban đỏ nổi trên bề mặt da 1 đến 1,5mm, thường không có mủ không đau, không ngứa. Hiện tượng phát ban mất dần đi hay mọc từ đầu và lan hết xuống chân thì kèm theo sốt cũng giảm hơn.

Giai đoạn hết ban và sốt, cơ thể mệt mỏi, trên bề mặt da xuất hiện những vết thâm mờ, thông thường ban mọc ở đâu thì sẽ bay ở đó trước.

3. Cách xác định chính xác của bệnh sởi là gì?

Bệnh sởi với giai đoạn đầu không điển hình, có thể nhầm lẫn với sốt phát ban hay rubella. Vì vậy người bệnh có thể lơ là mà không theo dõi sức khỏe, để dẫn đến những biến chứng xấu, đặc biệt ở trẻ em. Khi có những triệu chứng cảm cúm người bệnh có thể:

Xét nghiệm công thức máu, tế bào đa nhân trung tính tăng và tế bào lympho giảm

Xét nghiệm tìm kháng thể, không dùng phương pháp này ở trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi

Vì bệnh lý sởi có thể nhầm với bệnh xuất xuất huyết, dị ứng…nên việc xét nghiệm chuẩn đoán là điều cần thiết, tuy nhiên ngoài xét nghiệm thì dấu hiệu koplik xuất hiện những hạt nhỏ bằng hạt cát màu trắng, xung quanh có viền đỏ ở phần hầu họng, má trong là dấu hiệu để chuẩn đoán sởi khá chính xác.

4. Điều trị bệnh sởi như thế nào?

Hạ sốt dùng paracetamol 10mg, bù dịch và điện giải bằng cách uống nhiều nước, uống orezon, bổ xung nước hoa quả hay vitamin C để tăng cường sức đề kháng.

Vệ sinh sạch sẽ, tắm rửa và đặc biệt xúc miệng mỗi ngày bằng nước muối sinh lí

5. Biến chứng của bệnh sởi là gì?

Biến chứng của sởi thường ít gặp nhưng có thể xuất hiện những biến chứng nguy hiểm đặc biệt ở trẻ nhỏ hay người có sức khỏe yếu, suy giảm miễn dịch cụ thể như sau:Viêm phổi, viêm tai giữa, viêm kết mạc mắt, viêm não, viêm cơ tim…Vì vậy người bệnh cần được theo dõi xát xao và cho đến cơ sở y tế khi có dáu hiệu nặng hơn như sốt cao không giảm..vv

6. Chế độ ăn uống của người bệnh sởi?

Người bệnh mắc sởi, ngoài việc ăn uống đủ chất để nhanh hồi phục sức khỏe, thì hoàn toàn có thể ăn uống bình thường, tuy nhiên nên kiêng đồ tanh, lạnh.

7. Cách phòng bệnh sởi là gì?

Luôn vệ sinh tay chân sạch sẽ, tránh tiếp xúc chỗ đông người vào mùa dịch, cách ly với người bệnh…

Hiện nay tại các cơ sở y tế đã có vacxin phòng sởi, các bà mẹ nên tiêm cho trẻ nhỏ theo quy định của bộ y tế, còn người lớn đi xét nghiệm nếu chưa có kháng thể trong máu thì đi tiêm để phòng bệnh.

Tiêm vắc xin sởi là cách tốt nhất và duy nhất để phòng bệnh hiệu quả.

Bạn có xem một vài thiết bị y tế để bảo vệ cơ thể thật tốt qua link sau nhé: https://www.vatgia.com/home/thi%E1%BA%BFt+b%E1%BB%8B+y+t%E1%BA%BF.spvg

Chưa có câu trả lời nào