Ăn uống như thế nào để phòng ngừa ung thư?

Các anh chị trả lời giúp em câu hỏi rất đơn giản là ăn uống như thế nào thì phòng ngừa bệnh ung thư?

Trả lời 8 năm trước
Để làm giảm nguy cơ ung thư bằng cách ăn uống, chúng ta nên: - Ăn uống cân bằng, đủ chất dinh dưỡng. - Ăn nhiều rau quả tươi. Tốt hơn nữa là hãy trộn chúng lại. - Vứt bỏ lá ngoài của bắp cải, xà lách và các loại rau khác. - Ăn nhiều chất xơ cũng có thể làm giảm nguy cơ một số bệnh ung thư trong đó có ung thư đại trực tràng. - Cắt giảm lượng muối và đường trong công thức nấu ăn nếu có thể. Đường chứa nhiều calo nhưng ít chất dinh dưỡng dễ gây thừa cân. - Ăn các thực phẩm chế biến ít thường xuyên hơn. - Nấu và ăn ở nhà thường xuyên hơn giúp kiểm soát lượng muối và lượng chất béo. - Nên chọn chất béo không bão hòa có trong quả bơ, bơ thực vật, dầu như dầu ô liu… Omega-3 là một loại chất béo không bão hòa được tìm thấy trong dầu cá như cá hồi, cá trích và cá thu, đậu nành… - Bớt ăn thịt, cá… chiên, nướng với nhiệt độ quá cao, nhất là mỡ động vật (các chất làm gia tăng nguy cơ ung thư có thể hình thành ở nhiệt độ cao). - Nên ướp thịt, cá trước khi nấu ăn. - Không sử dụng hộp đựng bằng nhựa để làm nóng thức ăn trong lò vi sóng, ngoại trừ loại được dán nhãn an toàn khi sử dụng trong lò vi sóng. - Không ăn thức ăn có dấu hiệu của nấm mốc. - Tránh uống nước ô nhiễm (chất asen có thể tăng nguy cơ một số loại ung thư) như nước giếng chưa được kiểm nghiệm. Chất clo dùng để làm sạch nước nhưng nếu chất này quá nhiều có thể tăng nguy cơ ung thư bàng quang. - Hạn chế uống rượu bia…
Trả lời 8 năm trước
Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống có liên kết chặt chẽ với nguy cơ phát triển một số loại bệnh ung thư. Hiệp hội Ung thư Mỹ ước tính rằng có khoảng 35% các ca tử vong do ung thư có thể liên quan tới các yếu tố dinh dưỡng. Sau đây một số hướng dẫn để xây dựng một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh mà bạn có thể tham khảo: Đừng ăn nhiều hơn 3 gr thịt đỏ mỗi ngày. Hạn chế ăn các loại thức ăn giàu chất béo. Tránh các loại đồ ăn vặt có vị mặn như khoai tây, bánh quy mặn, snack. Nên sử dụng các loại thảo mộc và gia vị thay cho muối khi nấu ăn. Hạn chế uống rượu. Không ăn các thức ăn bị cháy. Kiểm soát cân nặng, tránh thừa cân và béo phì. Đi bộ hoặc tập thể dục khoảng 1 giờ/ngày. Ăn nhiều hoa quả và rau xanh Rau củ và các loại trái cây rất giàu chất xơ, chất chống oxy hóa , các hóa chất thực vật có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của nhiều loại bệnh ung thư. Chẳng hạn như Acid béo Omega – 3 có trong cá và một số loại hạt như hạt lanh, hạt óc chó… đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu ở động vật về khả năng làm chậm hoặc ngăn ngừa các tế bào ung thư tăng trưởng. Đối với những người có nguy cơ cao, một chế độ ăn uống lành mạnh có thể làm hạn chế rủi ro phát triển bệnh ung thư. Những người nằm trong nhóm nguy cơ ung thư cao nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu bản thân, kết hợp với tầm soát ung thư định kỳ.