lethanh
Trả lời 16 năm trước
Hai răng khôn hàm dưới (răng số 8) khi mọc rất dễ gây tai biến, nhiều khi rất nặng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như viêm xương hàm, viêm phần mềm có mủ, phải chích để lại sẹo xấu...
Răng khôn hay mọc lệch vì chúng mọc sau cùng, khi đã bị chiếm hết chỗ, chỉ còn lại một khoảng quá nhỏ so với kích thước của răng. Một nguyên nhân nữa là răng khôn cùng chung lá mầm với răng số 7. Khi mọc, răng số 7 kéo mầm răng số 8 hướng về gần, dễ gây tư thế lệch gần.
Khi răng khôn mọc ở tư thế gần, nó sẽ húc vào răng số 7 và gây các tai biến sau: Không mọc lên được, lợi trùm lên răng (răng khôn có túi lợi trùm). Khi ăn uống, cặn vụn thức ăn giắt vào túi lợi, gây viêm túi lợi có mủ. Người bệnh bị đau ở vùng răng khôn trong cùng, vướng, khó nhai, có khi sốt. Nếu viêm lan rộng, bệnh nhân có thể sưng to một bên mặt, rất đau, không há được miệng, không ăn uống được. Nếu còn há được miệng, người bệnh tự soi gương sẽ thấy vùng răng trong cùng sưng to, cả vùng lợi ở góc hàm căng đỏ, trên mặt răng có ít mủ vàng, nếu lấy tay hoặc dụng cụ (thìa, đũa) ấn lên chỗ lợi trùm răng khôn sẽ thấy có mủ ứ thêm ra.
Nếu bạn thấy có các triệu chứng nhẹ như sưng đau, viêm nhẹ thì bạn có thể dùng kháng sinh Spiramycin (Rodogyl) 2 viên/ lần x 3 lần/ ngày kết hợp với thuốc giảm đau paracetamol 1 viên /lần x 3 lần/ ngày ( nếu có đau và sốt). Dùng thuốc trong 2 tuần là khỏi. Nếu bạn dùng thuốc trong 1 tuần mà các triệu chứng không thuyên giảm thì bạn phải đến ngay các trung tâm y tế chuyên khoa để có phương pháp điều trị phù hợp ( có thể trích mủ, cắt lợi trùm, hoặc nhổ răng khôn...). Bạn nên sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và dược sĩ.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh.