Nghe nói ngủ cũng phải học, có phải không nhỉ? Mà học cái gì bây giờ?

Phương
Phương
Trả lời 16 năm trước
Trung bình trong 24 giờ có 8 giờ ngủ và 16 giờ thức. Thế nhưng có người chỉ cần ngủ 3 giờ mỗi ngày, còn cực đại có người “phê” đến… 12 giờ. Tuổi tác cũng tác động đến việc thay đổi nhu cầu ngủ. Trẻ sơ sinh cần ngủ 16 giờ/ngày, 12 giờ/ngày cho trẻ 4 tuổi và 10 giờ/ngày cho trẻ 13 tuổi. Từ 30 tuổi trở đi, con người càng… tỉnh ra và về già những lần thức giấc nửa đêm xảy ra thuờng xuyên. Cơ thể con người hoạt động theo chu kỳ, giấc ngủ sẽ tăng cường khả năng miễn nhiễm, kể cả tính tình của con người (người mất ngủ thường bứt rứt, cáu kỉnh). Trí nhớ được tăng cường khi ngủ ngon, nhất là đạt đến giấc ngủ cực đại vì các khoa học gia tin là các giấc mơ đã ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh não. Bạn cần chuẩn bị ngủ khá đơn giản. Ăn tối nhẹ, ít chất mỡ, giàu chất đường chậm (sucre lent) và sau 2 giờ khi ăn tối mới được lên giường. Các chất kích thích như cà phê, trà, coca… cần bị loại trừ. Đừng tập thể dục hay làm việc trí tuệ căng thẳng. Hãy thư giãn để cơ thể tự nhiên đắm chìm vào giấc ngủ ngon. Cần ngủ điều độ và đúng giờ theo nhịp sinh học của cơ thể. Không phải ai cũng có khả năng đặc biệt là… nằm đâu cũng ngủ được. Thường giấc ngủ sẽ bị môi trường xung quanh tác động. Bạn phải chọn giường thích hợp cho cơ thể. Các chuyên gia khuyên đừng ngủ trên nệm êm quá, phải cứng một tí và cái gối đầu rất quan trọng, phải tương quan với cái cổ của bạn. Phòng ngủ thoáng, từ 16 đến 18oC là lý tưởng, nhưng bạn nên đắp chăn nhẹ để nhiệt độ dưới chăn là 30oC. Khi ngủ, cơ thể không điều tiết được nhiệt độ, cần phải giữ nhiệt độ của cơ thể cân bằng với nhiệt độ môi trường. Có những âm thanh là “kẻ thù” của giấc ngủ, như chó sủa dồn dập, tiếng xe cứu hoả… ngay cả khi tần số của loại tiếng động này thấp. Các chuyên gia xem ngủ trưa là giấc ngủ “bù lỗ” cho ai phải thức khuya. Các cuộc thí nghiệm cho thấy chúng ta dễ… gật gù từ 13 giờ trở đi, vào lúc cơ thể giảm tính năng động một cách tự nhiên. Đó không phải do ăn trưa quá no, dù ăn no có thể thúc đẩy thêm cơn buồn ngủ. Tại phương Tây, người ta khuyến khích nên chợp mắt một chút vào buổi trưa. Dù giấc ngủ trưa không sao bù đắp một đêm mất ngủ hoàn toàn trước đó, nó vẫn giúp cơ thể tỉnh táo đôi chút để tránh tai nạn (lúc lái xe) và làm việc có kết quả tốt hơn. Một giấc ngủ trưa từ 60 phút đến 100 phút, ngay cả “chợp mắt thật sự 20 phút” cũng tốt. Các chuyên gia tính toán 20 phút ngủ sâu giúp ta hoàn toàn tỉnh táo được 2 giờ sau đó