Tại sao chân, tay bị sưng, đau vào mùa đông?

nbbnbmn
nbbnbmn
Trả lời 13 năm trước
Trong đợt rét dai dẳng này, không chỉ các bệnh hô hấp mà các bệnh ngoài da cũng được dịp hoành hành, đặc biệt là cước. Biểu hiện chung của bệnh này là chân tay sưng tấy, ngứa ngáy, đau đớn thậm chí đến mức đi không vững, làm gì cũng khó khăn.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bệnh cước là do thời tiết quá lạnh, chân tay lại không được giữ ấm đúng mức. Đồng thời việc vệ sinh cũng kém hơn hoặc do chủ quan (dùng nước lạnh) nên khiến chân tay nóng đỏ, ngứa ngáy, có khi tê dại, bóp vào không thấy đau.

Ở mức độ nhẹ, bệnh có thể được khắc phục chỉ bằng cách giữ ấm cơ thể, bàn tay, bàn chân phải đi găng, bít tất. Mỗi buổi tối, nên ngâm chân chừng 20 phút trong nước ấm, có thể cho chút muối và gừng đập dập vào, cảm giác khó chịu sẽ dịu đi rất nhiều.

Sau khi ngâm, xoa bóp và rửa sạch chân, cần lau thật khô rồi mới đi tất. Trong nhà, nên đi loại dép giữ ấm, khi ra ngoài cần đi giầy bít kín. Tuyệt đối không dùng nước lạnh khi rửa tay chân hay làm các việc tiếp xúc với nước.

Để bệnh không gây nhiều khó chịu:

- Hạn chế tối đa việc gãi. Nếu cảm thấy không thể chịu đựng thì cần đi khám bác sĩ để được kê đơn hợp lý

- Mặc kín và đủ ấm. Hạn chế các chất liệu dễ gây kích ứng da như len, sợi nilon... Tránh mặc quá chật, quá bó vì sẽ gây cọ xát, kích thích tại chỗ.

- Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây và hạn chế các chất kích thích (rượu bia, cà phê, thuốc lá).

- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các chất tẩy rửa nhà bếp, nhà vệ sinh. Khi phải rửa rau, vo gạo, giặt quần áo… nên đi găng tay, tránh tiếp xúc trực tiếp với nước lạnh.

- Tắm bằng nước ấm để cân bằng nhiệt độ, tăng tuần hoàn cho da.

- Không nên dùng các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản hoặc những món từng khiến bạn bị dị ứng.

Ngoài ra, đối với các trường hợp nặng, có thể áp dụng một trong 3 bài thuốc đơn giản sau:

- Anh đào (500g) ngâm với rượu trắng nồng độ cao (500g) tạo thành một chất như rượu anh đào. Dùng rượu này xoa bóp nhẹ vào chỗ bị cước, làm nhiều lần sẽ khỏi.

- Quế chi 60g, nước 1 lít, cho 2 thứ vào nồi đất, đun nhỏ lửa, sau khi sôi được 10 phút thì lấy ra, cho vào chậu. Ngâm chỗ bị phát cước vào nước này, kết hợp xoa bóp nhẹ. Làm mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 5 - 15 phút vào buổi sáng và tối.

- Trường hợp chỗ phát cước bị loét, lấy 12g nhục quế, 6 g đinh huơng, 6 g ngũ linh chi, tất cả nghiền thành bột, trộn với dầu vừng, đắp vào chỗ phát cước, ngày 1-2 lần.

ha
ha
Trả lời 10 năm trước

Vào mùa đông độ ẩm cao gây kích thích co mạch ngoại vi làm cho tổ chức vùng đó bị thiếu ôxy nuôi dưỡng dẫn đến hoại tử tế bào, tạo thành những đám da phù nề màu đỏ sẫm đôi khi có mụn nước, xuất huyết, trợt loét rất lâu làn. Cước chân hay bị ở phụ nữ người lao động, người làm việc dưới nước và người bị thiểu năng tuần hoàn ngoại vi.

Để phòng tránh cước em cần lưu ý: Luôn giữ cho chân tay được ấm, đi găng tay đủ ấm, tất chân… khi bị nhiễm lạnh em cần sưởi ẩm bằng quạt sửa hoặc xoa mạnh chân tay liên tục làm nóng vùng bị lạnh.

Khi chân bị lạnh, em ngâm chân vào chậu nước nóng có muối, gừng, ngâm khoảng 15 phút mỗi ngày hoặc khi nào bị lạnh sẽ giúp lưu thông máu và làm ấm chân tay. Hoặc xao dầu nóng khắp chân khi bị lạnh.

Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng đặc biệt là uống đủ nước ấm mỗi ngày 2 lít. Không để bị đói, nên ăn đồ nóng, cay để giữ cơ thể được ấm.

Khi bị không được gãi, cần xoa nhẹ, và nếu đã bị xưng đỏ cần đi khám để được tư vấn bôi thuốc. Chúc em mạnh khỏe!