Làm sao để không đau bụng, đi ngoài khi uống sữa

Có lẽ hầu hết chúng ta đều mong muốn được dùng một sản phẩm thực sự được gọi là sữa vì sữa là thực phẩm mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên bổ sung vào khẩu phần ăn của mỗi người bởi những tác dụng đặc biệt của nó.

Có hiện tượng đau bụng, đi ngoài khi uống sữa là do cơ thể tạm thời mất đi men lactase để tiêu hóa đường lactose (gốc đường rất tốt vốn có tự nhiên trong sữa). Khắc phục điều này không khó, có thể tập dần bằng cách chỉ uống sữa sau bữa ăn khoảng 30 phút, bắt đầu với một lượng sữa nhỏ (1/2 ly) rồi tăng dần lượng sữa qua từng ngày, sau khoảng từ 3-7 ngày là cơ thể sẽ thích nghi được với loại đường này, khi đó sẽ không còn hiện tượng đau bụng, đi ngoài. Đồng thời, khi men lactase đã được phục hồi trong cơ thể, điều này giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn, dễ tiêu hóa thức ăn hơn.

ocnhoi
ocnhoi
Trả lời 13 năm trước

Bạn có thể sử dụng sữa dưới dạng sữa chua (yaourt). Trong sữa chua, do đường lactose của sữa đã được biến thành acid lactic nên ít gây đau bụng, tiêu lỏng và hàm lượng đạm, canxi vẫn giữ nguyên như trong sữa tươi.

Chỉ nên uống sữa sau khi ăn sáng và trong lúc bụng không đói. Tuy có nhiều vitamin và khoáng chất, sữa cũng chứa nhiều hoạt chất gây mệt mỏi. Việc uống sữa lúc đói dễ làm bạn mệt và buồn ngủ. Mặt khác, lúc này dạ dày co bóp mạnh nên phần lớn sữa bị đẩy xuống ruột khi chưa tiêu hóa hết.

Một số điều cần lưu ý khác:

Không nên uống sữa quá nhiều trong một lúc

Cơ thể con người chỉ hấp thu một lượng sữa thích hợp. Người lớn chỉ nên dùng 200 ml cho một lần uống. Đối với trẻ em, có thể sử dụng lượng ít hơn.

Sữa không được đun quá lâu

Trên thị trường hiện có một số loại sữa không cần đun sôi vẫn sử dụng được. Đối với bệnh nhân buộc phải dùng sữa đun sôi (để khử trùng), không nên đun quá lâu vì dưới tác động của nhiệt độ cao, thành phần dinh dưỡng trong sữa sẽ bị phá hủy.

Sữa mới đun sôi không nên để vào phích

Khi đun sôi, nhiệt độ sữa rất cao. Nếu đổ vào phích, sữa dễ bị biến chất; sau 3-4 tiếng thì bị chua (vi khuẩn trong sữa cứ khoảng 20 phút lại sản sinh ra một thế hệ). Việc uống loại sữa này có thể gây đau dạ dày, đau bụng, tiêu chảy... Vì vậy, sữa đun đến đâu nên dùng hết đến đấy, không nên bảo quản trong phích.

Chỉ cho đường sau khi đun sôi sữa

Nếu cho đường vào sữa rồi mới đun sôi, dưới nhiệt độ cao, các thành phần của chúng sẽ phản ứng tạo thành chất có độc. Nếu muốn dùng sữa ngọt, hãy để sữa nguội rồi mới cho đường vào.

Không được uống sữa cùng với nước hoa quả

Nước hoa quả chứa các hợp chất có vị chua. Thành phần protit trong sữa khi gặp vị chua sẽ kết tủa, không có lợi cho việc tiêu hóa.