Vào một đường ra 2 đường

Mìhn không hiủe sao khi ăn và uống thì vào cùng một đường nhưng khi ra lại ra 2 đường riêng nhỉ. Mìhn vẫn biết là có 2 cơ quan riêng làm 2 nhiệm vụ nhưng cụ thể là nó được 'tách' ra từ lúc nào và tách như thế nào
tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Chào bạn

Cơ thể người có cấu tạo như vậy mà bạn, học môn sinh học cấp 2 mình cũng đã hiểu đc điều này, có hệ bài tiết và hệ tiêu hóa riêng rẽ.

Hệ tiết niệu là hệ thống giúp cho cơ thể trong việc thải ra bên ngoài những chất lỏng dư thừa và các chất hòa tan từ sự lưu thông máu. Các chất lỏng này tập trung ở thận, sẽ có một số chất được tái hấp thu ở đây, còn lại sẽ được lọc và chuyển xuống bọng đái để sẵn sàng đưa ra ngoài.

Thận là bộ phận chủ yếu của hệ tiết niệu, có 2 quả thận hình dạng như hạt đậu, nằm ở vùng bụng dưới. Chúng điều hòa lượng chất lỏng và lượng muối của cơ thể, giúp kiểm soát độ acid trong máu. Mỗi quả thận dày khoản 12 cm và chứa hai lớp mô: Một lớp vỏ bên ngoài và một lớp tủy sống bên trong.

Thận là nơi tích lũy và lọc nước để tạo thành nước tiểu. Các dòng nước tiểu này sẽ được chuyển bằng hai ống dẫn tiểu xuống bọng đái.

Ống dẫn tiểu ở người nam dài 20cm - còn ở người nữ chỉ dài khoảng 4cm. Do đó, người nam có khả năng nhịn tiểu tốt hơn người nữ. Mỗi ngày thận lọc khoảng 170 lít dung dịch và chuyển vào máu. Chỉ có khoảng 1/100 lượng nước này được đưa xuống bàng quang để thải ra ngoài.

Bàng quang là một túi chứa có tính đàn hồi cao dùng để chứa nước tiểu. Nước tiểu gồm 95% là nước và các chất độc như urea được tạo ra ở gan. Ngoài ra còn có một ít protéin và một số chất khác, nếu người đó thận bị yếu, không lọc hết được. Vì vậy, xét nghiệm nước tiểu cũng là một cách để kiểm tra tình trạng sức khỏe.

Quá trình tiêu hóa là một quá trình tự nhiên đến nổi Bạn không thể nhận biết được sự di chuyển của thức ăn trong cơ thể, cũng như chẳng bao giờ Bạn muốn thắc mắc về nó.

Dạ dày là một túi cơ có chức năng chứa đựng thức ăn, trộn lẫn thức ăn với các men tiêu hóa & nghiền nát thức ăn thành những miếng nhỏ hơn nữa để có thể hấp thụ được. Môi trường trong dạ dày luôn có tính axít, thực ra nó là một túi chứa đầy axít được tiết ra đa phần ở niêm mạc dạ dày (lớp lót bên trong lòng dạ dày). Như Bạn cũng đã biết, axít là rất cần thiết để phân rã thức ăn.

Quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng vào máu đã tăng lên khi thức ăn ở trong dạ dày. Một số chất đơn giản như nước, muối, đường & chất cồn có thể ngấm trức tiếp vào các mạch máu ở thành dạ dày. Một số dạng thức ăn phức tạp khác cần phải đi sâu hơn trong hệ tiêu hóa mới có thể hấp thu được. Khi không có gì bên trong, kích thước của dạ dày nhỏ khoảng 1/5 của cái tách uống nước, tuy nhiên nó có thể phình to ra gấp 40 lần để chứa đựng thức ăn để có kích thước gấp 8 lần cái tách đó.

Thức ăn sau khi được tiêu hóa ở dạ dày trở thành một dạng nhũ trấp (dịch sữa). Nhũ trấp sẽ được đẩy xuống ruột non qua một đoạn nối đặc biệt giữa dạ dày & ruột non có 4 phần cơ bản là:

Hang vị
Môn vị
Tá tràng
Hành tá tràng
Sau đó, thức ăn sẽ được tiếp tục tiêu hóa & hấp thu vào máu bằng các nhung mao có đầy trong niêm mạc ruột suốt khoảng thời gian thức ăn đi qua. Ruột là đoạn dài nhất trong hệ tiêu hóa, nằm gọn trong ổ bụng với các đoạn:

Ruột non
Hồi tràng
Ruột thừa
Đại tràng lên (kết tràng lên)
Đại tràng ngang (kết tràng ngang)
Đại tràng xuống (kết tràng xuống)
Trực tràng
Thức ăn được tiêu hóa ở ruột được hoàn thiện hơn nhờ các men tiêu hóa tiết ra từ gan, túi mật (một túi nhỏ nằm bên dưới gan), tuyến tụy (nằm hơi thấp hơn dạ dày). Tuỵ cung cấp các men tiêu hóa chất protein, chất béo & carbonhydrate & các chất trung hòa axít trong dạ dày. Gan sản xuất ra mật- chứa trong túi mật. Mật là chất chủ yếu trong tiêu hóa mỡ. Các men tiêu hoá này được tiết vào lòng ruột non nhờ hệ thống ống dẫn. Gan cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp & chế biến chất dinh dưỡng. Điều này có nghĩa là máu đem chất dinh dưỡng thô từ thức ăn đến gan; bằng các nguyên liệu thô này, gan tổng hợp ra các loại chất dinh dưỡng phù hợp cho cơ thể & trả lại vào dòng máu để đi cung cấp cho tất cả các bộ phận khác.

Nhận xét là mỗi khi thức ăn di chuyển sang một đoạn tiêu hóa khác, đều có một cơ quan hoạt động như một cách cửa khóa không cho thức ăn di chuyển ngược chiều trở lại. Ví dụ tâm vị không cho thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản, môn vị không cho thức ăn từ ruột non trở lại dạ dày. Lần này cũng vậy, thức ăn từ ruột non di chuyển vào ruột già (đoạn ruột có kích thước phồng to hơn nhiều so với ruột non) và cũng có một cơ vòng ở hồi tràng không cho thức ăn trở ngược lại ruột non.

Thức ăn khi đi vào đến ruột già hầu như không còn chất dinh dưỡng. Chức năng cơ bản của ruột già là hấp thụ nước từ thức ăn & tạo hình thù cho phân. Đoạn ruột già gồm 3 phần cơ bản:

Phần hồi tràng, nơi kết thúc của đoạn ruột non. Ở khúc này còn có ruột thừa. Ruột thừa là một túi phình nhỏ cở đầu ngón tay út, treo ở đoạn cuối của hồi tràng. Người ta cho rằng ruột thừa là hậu quả còn sót lại trong quá trình tiến hóa của loài người & nó không có chức năng gì trong quá trình tiêu hóa (tuy nhiên nó là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các cấp cứu ngoại khoa của triệu chứng đau bụng).
Kết tràng, bắt nguồn từ hồi tràng ở góc dưới phải của ổ bụng. Có 3 đoạn kết tràng. Đoạn kết tràng lên chạy từ góc dưới phải bụng thẳng lên ngang rốn. Đoạn kết tràng ngang, chạy từ phải sang trái. Và đoạn kết tràng xuống chạy từ ngang rốn trái xuống góc dưới trái nối với trực tràng.
Trực tràng là nơi chứa phân trước khi chúng ta đi tiêu ra ngoài bằng hậu môn.