Bệnh tiểu đường: Ăn kiêng thế nào?

ginny
ginny
Trả lời 16 năm trước
Chế độ ăn kiêng giữ một vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường ở bất kỳ tuổi nào. Có thể điều trị bằng chế độ ăn (như tiểu đường nhẹ, tiểu đường tiềm tàng) hoặc kết hợp với các thuốc hạ đường huyết đối với các thể tiểu đường mức độ trung bình và nặng. >> Ở bệnh nhân béo phì (tiểu đường phụ thuộc Insulin hay không phụ thuộc Insulin) thì chế độ ăn kiêng phải làm giảm cân. >> Ở bệnh nhân cân nặng bình thường (tiểu đường phụ thuộc Insulin hay không phụ thuộc Insulin), chế độ ăn kiêng phải được chuẩn về chất lượng (hạn chế gluxit và lipit) và cố định về số lượng. Chế độ ăn kiêng cần được điều chỉnh theo từng bệnh nhân và theo mục tiêu điều trị của bác sĩ. Trong những ngày đầu hay trong những tuần đầu tiên, thức ăn phải được cân để sau đó bệnh nhân biết cách ước tính trọng lượng của các loại thực phẩm một cách tương đối.
soc
soc
Trả lời 16 năm trước
>> Thực phẩm cấm: Đường, mía, tất cả các loại sữa chế biến, cà phê, kẹo, đá chanh, trái cây đóng hộp, nước quả ép, kẹo, mứt, chè, mỡ. >> Thực phẩm hạn chế: Cơm, mì xào, hủ tiếu, bánh canh, bánh mì, các loại khoai ( khoai lang, khoai mì...), bánh bích qui, trái cây ngọt. >> Thực phẩm không hạn chế: Thịt, tôm, cá, cua, mắm, rau, tất cả các loại đậu. Các thực phẩm như trái cây (nhất là lê, táo), rau, đậu, ngũ cốc có thể cung cấp cho cơ thể một lượng đường chậm (tức đường phải qua quá trình tiêu hóa mới trở thành đường hấp thu vào cơ thể) điều đó sẽ giúp cho lượng đường trong máu không quá cao hoặc quá thấp đồng thời cung cấp chất xơ có ích và chất khoáng chứa vcom kiểm soát lượng đường trong máu. Ở bệnh nhân tiểu đường, đường huyết thường tăng cao sau bữa ăn. Vì thế nên cho bệnh nhân ăn nhiều lần và phân bố lượng calo mỗi bữa cho thích hợp. Nếu cần: - 1200-1600 Kcalo/ngày thì nên chia ba bữa theo tỉ lệ 1/3 - 1/3 - 1/3 - 2000-2500 Kcalo/ngày thì nên chia bốn bữa theo tỉ lệ 2/7 - 2/7 - 2/7 - 1/7 - trên 2500 Kcalo/ngày thì nên chia năm bữa theo tỉ lệ 2/9 - 2/9 - 2/9 - 2/9 - 1/9 Trường hợp đang dùng thuốc hạ đường huyết thì nên ăn trước khi ngủ hay thêm bữa vào những bữa ăn chính. Các thực phẩm giàu chất xơ sẽ làm giảm đỉnh cao đường huyết sau khi ăn và có thể kéo dài sự hấp thu của chất đường. Chất xơ cũng còn có tác dụng giữ nước, hấp thu axit mật, thường có trong cám ngũ cốc, khoai tây, rau xanh, trái cây nhất là các loại họ đậu. Vì thế người ta khuyên nên ăn gạo không chà kỹ quá. Nên hạn chế rượu vì rượu có thể thúc đẩy hạ đường huyết trên bệnh nhân đang điều trị với thuốc hạ đường huyết./.
khanhvui
khanhvui
Trả lời 16 năm trước
Hiện nay, Đông y đã khám phá ra được tác dụng của một số loại hoa quả có thể phòng và chữa bệnh tiểu đường như: quả lê, quả sung, thù du, vỏ dưa hấu, vỏ bí đao…Bạn thử dùng 30g thù du, cùng 20g ngũ vị tử, ô mai, thương truật mỗi loại, đem sắc với 2 lít nước còn 1 lít, phân ra 3 lần uống trong mỗi ngày. Để đạt hiệu quả chữa trị cao, bạn nên uống nước nóng trước khi ăn. Bạn cũng có thể ép quả lê tươi để lấy nuớc, sau đó thêm một lượng mật ong tương ứng rồi đem sắc thành nước mật đường, uống hằng ngày sẽ rất tốt cho căn bệnh của bạn. Chỉ càn 30g vỏ dưa hấu, vỏ bí đao và 12g rễ cây quất lâu năm, bạn sẽ có những cốc nước thanh nhiệt, tiêu thấp, lợi tiểu, và chữa được bệnh tiểu đường khi sắc nước uống hai lần trong một ngày. Ngoài ra, còn có một số bài thuốc khác có tác dụng chữa bệnh tiểu đường như: cá trạch và lá sen khô tán bột, nhựa cây đào, quả mận, lá cây lựu… Kết hợp với việc chữa bệnh bằng hoa quả, bạn cần phải thường xuyên vận động cơ thể để tăng cường sức khoẻ, đồng thời ăn uống theo chế độ phù hợp để bệnh có thể phục hồi một cách nhanh chóng.