Mùa hè tắm thế nào cho đúng cách?

Do nắng nóng oi bức nên mấy hôm nay tôi thường tắm 2-3 lần/ ngày. Sau đó, tôi thấy da tôi có vẻ khô và bị bong tróc hơn. Xin hỏi, có phải tôi đã tắm sai cách? Nên tắm thế nào cho đúng?

Tống Minh Tùng
Tống Minh Tùng
Trả lời 8 năm trước

Mùa hè đã tới, thời tiết nóng nực khiến cơ thể chúng ta tiết ra rất nhiều mồ hôi và việc tắm rửa trở thành một phần không thể thiếu mỗi ngày.

Thế nhưng bạn đã biết tắm đúng cách để đảm bảo cho sức khỏe của mình? Dưới đây là một số quan niệm sai lầm rất dễ gây nên đột quỵ khi tắm trong mùa hè.

Tắm nước lạnh

Mùa hè nóng nực khiến nhiều người có thói quen tắm nước lạnh. Tuy nhiên, việc tắm nước quá lạnh sẽ khiến các mạch máu trong cơ thể co lại, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu.

Đặc biệt với những người bị bệnh tim mạch, cao huyết áp hay sức khỏe đang bị suy yếu, việc tắm nước lạnh là cực kỳ nguy hiểm và có thể dẫn đến đột quỵ bất kỳ lúc nào.

Ăn xong tắm ngay

Vào mùa hè, bạn luôn cảm thấy nóng trong người, vì thế nhiều bạn có thói quen tắm ngay khi có thể, thậm chí là khi vừa mới ăn cơm xong, nhưng không biết rằng cơ thể bạn rất cần được nghỉ ngơi sau khi ăn cơm, bởi phải tập trung một lượng máu tới hệ tiêu hóa, dạ dày cũng cần tập trung để tiêu hóa hết lượng thức ăn.

Vì vậy, dù mùa đông hay mùa hè, chúng ta không thể đi tắm ngay lập tức sau khi ăn, điều đó có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, gây ra các bệnh về đường tiêu hóa dạ dày, tá tràng, thậm chí có thể dẫn đến biến chứng tim mạch.

Tắm khi vừa đi ngoài nắng về

Khi đi nắng về hay khi vừa chơi thể thao, nhiệt độ cơ thể của chúng ta đang rất cao, nếu tắm ngay lập tức sẽ gây ra những biến chứng khôn lường tới sức khỏe.

Lúc này, cơ thể chưa ráo mồ hôi, lỗ chân lông đang mở rộng, hơi nước sẽ ngấm qua những lỗ chân lông này vào cơ thể. Hệ quả là chúng ta sẽ rất dễ bị ho, sốt, viêm phổi,… những trường hợp nặng có thể gây đột quỵ ngay lập tức.

Tắm đêm

Mùa hè nóng nực, nhiều bạn thường có thói quen tắm vào ban đêm với suy nghĩ tắm lúc này sẽ khiến cơ thể thoải mái và có giấc ngủ ngon hơn. Tuy nhiên đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm.

Tắm đêm rất dễ khiến cơ thể bị trúng gió hoặc cảm lạnh vì tắm lúc này sẽ khiến các tĩnh mạch giãn ra và huyết áp giảm. Với những người huyết áp thấp, tắm đêm sẽ gây nên hiện tượng thiếu máu não nghiêm trọng. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ và tử vong.

Cạo lông trước khi tắm

Chúng ta thường cạo lông ở chân, nách khi mùa hè đến để tự tin diện bikini. Nhưng sự thật là bạn nên cạo sau khi bước ra khỏi vòi sen. Joshua Zeichner – Bác sĩ da liễu, Giám đốc nghiên cứu da liễu thẩm mỹ và lâm sàn tại Trung tâm Y tế Mount Sinai (New York, Mỹ) - khuyên: "Bạn nên tắm nước ấm cho lông mềm để dễ cạo hơn. Việc cạo lông trong tình trạng khô sẽ dễ bị tổn thương nan lông và gây đau đớn”, ông nói.

Tắm quá lâu

Mùa hè vì nắng nóng bạn thường thích ngâm mình trong nước mỗi khi tắm, nhưng thực tế chúng ta không nên tắm quá lâu, bởi đây là nguyên tắc đầu tiên bởi hệ thống thông gió trong phòng tắm rất kém, độ ẩm lại cao, điều này sẽ làm giảm lượng oxy không khí trong phòng tắm khiến huyết quản của thai phụ dãn ra, máu dồn về tứ chi, lượng máu đổ về não và cuống rốn lại bị giảm đi gây ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.

Nếu tình trạng này kéo dài, hệ thông thần kinh của thai nhi có thể sẽ bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo rằng, các thai phụ không nên tắm quá 15 phút.

Trịnh Bảo Nam
Trịnh Bảo Nam
Trả lời 8 năm trước

Có những lưu ý bạn cần phải biết khi tắm để không gây tai họa cho sức khỏe, hãy luôn chú ý!

Không nên dội nước từ trên xuống

Khi tắm, bạn không nên dội nước thẳng từ đầu xuống chân để tránh bị đột quỵ. Bạn nên xối nước vào hai chân, hai tay để làm quen dần với nhiệt độ rồi mới đến toàn bộ cơ thể. Nhớ là sau khi tắm xong, cần lau khô người và sấy tóc ngay để tránh cơ thể bị nhiễm lạnh.

Không nên tắm sau khi quan hệ

Sau khi làm “chuyện ấy” không nên đi tắm ngay mà hãy nghỉ ngơi 5-10 phút. Việc tắm ngay có thể khiến cơ thể bị chuột rút do các cơ bắp bị co rút đột ngột. Tắm ngay sau khi "quan hệ" tình dục có thể gây nguy hiểm do nước lạnh gây co mạch máu đột ngột, dẫn đến choáng và có thể gây tai biến do vỡ mạch máu.

Không tắm khi đang có sấm sét

Hãy ngưng sử dụng nhà tắm vì sấm sét có thể đánh vào đường điện làm nguy hiểm đến tính mạng của bạn.

Hệ thống đường ống, điện ngầm cùng các thiết bị điện làm bạn như đang nằm trên một chiếc giường hút gió.

Đừng sử dụng điện thoại và các thiết bị điện tử trong nhà tắm khi đang sét, vì đó có thể là một nguồn lực kéo sét về phía bạn.

Không nên tắm sau 23h

Một số bạn có thói quen tắm muộn vì nhiều lý do, thế nhưng thói quen tai hại này lại có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường. Khi tắm muộn, lúc này nhiệt độ đang là thấp nhất trong ngày, tình trạng cơ thể suy yếu sẽ nhanh dẫn đến tình trạng đột quỵ, tai biến.

Khi cơ thể đang mệt mỏi hoặc có bệnh trong người, việc tắm muộn, nhất là khi trời lạnh khiến các mạch máu trong cơ thể co lại, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu.

Không tắm sau bữa ăn

Sau khi ăn no bạn không nên tắm ngay. Nếu tắm ngay sau khi ăn sẽ khiến cho dạ dày co bóp chậm lại, dịch tiêu hóa không tiết ra kịp để tiêu hóa thức ăn, các mạch máu cũng to lên khiến cho việc lưu thông máu có thể bị cản trở, dẫn tới mệt mỏi hoặc choáng ngất. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.

Không tắm quá lâu

Không nên tắm quá lâu là nguyên tắc đầu tiên bởi hệ thống thông gió trong phòng tắm rất kém, độ ẩm lại cao, điều này sẽ làm giảm lượng oxy không khí trong phòng tắm khiến huyết quản của thai phụ dãn ra, máu dồn về tứ chi, lượng máu đổ về não và cuống rốn lại bị giảm đi gây ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.

Nếu tình trạng này kéo dài, hệ thông thần kinh của thai nhi có thể sẽ bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo rằng, các thai phụ không nên tắm quá 15 phút.

Tắm thế nào để an toàn?

- Từ sau 23 giờ là thời điểm bạn đặc biệt không nên tắm, nhất là vào mùa đông.

- Giấc ngủ thường đến khi nhiệt độ cơ thể xuống thấp hơn bình thường một chút. Việc tắm nước nóng làm tăng nhiệt độ cơ thể, trì hoãn não tiết ra hormon gây buồn ngủ. Do đó, bạn nên tắm bằng nước ấm trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ để không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

- Khi quá no hoặc đói, bạn cũng không nên tắm. Nên tắm sau khi ăn cơm khoảng hai tiếng hoặc trước khi ăn cơm 1 tiếng.

- Nếu không thể tắm bằng nước ấm cách hai giờ trước khi đi ngủ, vào mùa hè bạn có thể dùng khăn lạnh chườm đầu khoảng năm phút để hạ nhiệt độ cơ thể xuống mức bình thường. Như vậy, bạn sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

Hoàng Trùng Khánh
Hoàng Trùng Khánh
Trả lời 8 năm trước

Tắm khiến cơ thể được thả lỏng và thư giãn. Tuy nhiên, không phải bất cứ thời điểm nào tắm cũng tốt cho sức khỏe.


Tắm đêm

Tuyệt đối không nên tắm đêm (sau 23h). Đêm là lúc nhiệt độ xuống thấp nhất trong ngày, cơ thể cũng trổ nên mệt mỏi và yếu hơn, việc tắm đêm có thể làm thay đổi nhiệt độ và trạng thái của cơ thể nhanh chóng khiến cách mạch máu co lại, ảnh hưởng đến việc lưu thông máu lên não sẽ dẫn đến các bệnh về phổi, có thể bị tai biến, thậm chí là đột quỵ.

Tắm khi huyết áp thấp

Lý do không nên tắm khi đang bị huyết áp thấp chính là do nhiệt độ nước tắm cao khiến các huyết quản giãn nở, dễ dẫn tới hiện tượng não bộ không cung cấp kịp thời máu cho toàn cơ thể, gây cảm giác mệt mỏi, kiệt sức.

Tắm khi đói

Các nhà nghiên cứu cho biết, khi đang đói bạn không nên tắm ngay vì trong phòng tắm nhiệt độ tương đối cao. Khi tắm nước nóng, mạch máu ở da căng lên, cộng với mồ hôi ra nhiều làm lượng tản nhiệt lớn, năng lượng tiêu hao nhiều dễ làm lượng đường trong máu thấp xuống gây chóng mặt, hoa mắt, tim đập nhanh, tay run, thậm chí có hạ huyết áp và gây đột quỵ.

Tắm sau bữa ăn

Sau khi ăn no bạn không nên tắm ngay. Nếu tắm ngay sau khi ăn sẽ khiến cho dạ dày co bóp chậm lại, dịch tiêu hóa không tiết ra kịp để tiêu hóa thức ăn, các mạch máu cũng to lên khiến cho việc lưu thông máu có thể bị cản trở, dẫn tới mệt mỏi hoặc choáng ngất. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.

Tắm ngay sau khi uống rượu bia

Rượu sẽ ức chế chức năng hoạt động của gan, đồng thời khiến lượng đường huyết không được bổ sung kịp thời, dễ bị đau đầu, hoa mắt, cơ thể mệt mỏi, kiệt sức. Nếu nghiêm trọng sẽ dẫn tới hôn mê do hạ đường huyết.

Tắm sau khi làm việc mệt mỏi, cẳng thẳng

Bất kể là sau khi lao động thể lực hay trí lực, cơ thể đều cần có khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắn rồi mới đi tắm. Nếu không sẽ xảy ra hiện tượng máu lên não chậm, gây choáng, bất tỉnh.

Tắm khi bị sốt

Khi nhiệt độ cơ thể tăng đến mức 38 độ C, mức tiêu hao nhiệt lượng cơ thể tăng khoảng 20%. Nếu tắm vào lúc này, khi mà cơ thể đang mệt mỏi, đuối sức, sẽ dễ bị đột quỵ, nguy hiểm tới tính mạng.