Các bạn ai biết chỉ cho mình cách muối dưa món thật là ngon cho ngày Tết đi ?

Mình chưa tự tay làm món này bao giờ . Nhưng năm nay mình muốn tranh phần của mẹ đấu thầu món này ! ^^ Nhưng mình không biết đầu cua tai nheo nó phải như thế nào, lỡ mà hỏng thì mất đi hẳn 1 phần của ngày Tết ! Bạn nào giỏi nữ công gia chánh chỉ mình với được không ? Mình cảm ơn lắm lắm ! :D
thuy linh
thuy linh
Trả lời 14 năm trước
Muối dưa hành (củ kiệu) bạn cho tỷ lệ 10% đường, 10 - 20% muối tùy ăn mạn hay nhạt! còn lại là nước. nước sôi để 1 luc cho khoảng 30 độ C là muối được rồi! hành nhặt trắng rữa sạch ngâm nước muối 10% khoảng 30p sau dó cho vào vại dã pha nước nói trên sau đó lấy cục đá hoặc 1 vật nặng đè hành xuống để 2 ngày là xong! nếu muốn chua chua thì 1 tuần là ok! :U chúc thành công!
djshg
djshg
Trả lời 14 năm trước
Chỉ cần mươi phút siêng năng, bạn đã có hũ dưa chua để ăn kèm thịt luộc, hoặc nấu món canh cá thìa là hấp dẫn. Cách làm nước muối dưa: Công thức chung là 3 muối - 1 đường (1 lít nước cho ba thìa súp muối bột và 1 thìa súp đường). Nấu hỗn hợp muối đường cho sôi và tan hết, sau đó để thật nguội và đổ vào hũ sao cho ngập nguyên liệu. Để từ 1 đến 3 ngày (tùy loại dưa), khi dưa có màu xanh ngả vàng là dùng được. - Muối là nguyên liệu chính để muối dưa. Nếu nhiều muối, dưa sẽ mặn và lâu chua. Ít muối, dưa sẽ bị ủng và hỏng. Trong trường hợp này, bạn nên thêm muối và ít hành lá, nếu sớm, có thể chữa được. - Đường giúp dưa vàng đẹp và mau chua, nhưng đừng cho nhiều quá. - Mọi món dưa đều không thể thiếu hành. Hành nhiều, dưa sẽ thơm và không ủng. - Nước dưa phải ngập mặt dưa. Nên gài bằng miếng nhựa cho dưa chìm dưới nước, nếu không, lớp dưa trên mặt sẽ bị thâm đen. - Hũ đựng dưa phải sạch. Đồng thời, khi gắp dưa ra ăn, bạn cũng phải dùng đũa sạch, không dính thức ăn. Như vậy, phần dưa còn lại mới không bị hư khú, nổi váng trắng trên mặt. Nếu dưa bị khú, hãy vớt bỏ lớp váng trắng và thêm hành lá vào. Bạn có thể gạn lấy riêng nước trong để làm dưa mới. Khi ấy, bạn chỉ cần nêm thêm muối cho vừa mặn, không cần thêm đường. Nêm nước dưa vừa chua mặn là được. Nhớ thêm hành cho dưa mới. Bạn có thể muối dưa rau muống, rưa củ cải... theo cách làm tương tự. Dưa cần - bắp cải Nguyên liệu: Cần nước (chọn loại màu xanh), bắp cải trắng, rau răm, ớt quả, hành lá, hành tím, nước muối dưa. Thực hiện: Cần nhặt bỏ lá và rễ, rửa sạch, cắt khúc khoảng 5cm. Bắp cải xắt sợi hơi dày. Rau răm xắt nhuyễn. Hành lá cắt khúc. Ớt xắt khoanh. Cho tất cả vào hũ, đổ nước muối vào ngập mặt dưa. Dưa giá Nguyên liệu: Giá, hẹ, cà rốt, hành lá, nước muối dưa. Thực hiện: Giá bỏ gốc. Hẹ rửa sạch, cắt khúc dài cỡ cọng giá. Cà rốt, gọt võ, thái mỏng rồi xắt sợi. Hành lá cắt khúc. Cho tất cả vào hũ, đổ nước muối vào ngập mặt dưa. Dưa cải cay Nguyên liệu: Cải cay, hành lá, hành tím, ớt sừng đỏ, nước muối dưa. Thực hiện: Cải nhặt lá sâu, rửa sạch, cắt khúc khoảng 5cm. Hành lá xắt khúc. Ớt xắt khoanh. Cho tất cả các nguyên liệu gồm cải cay, hành lá, hành tím, ớt vào hũ, đổ nước muối vào ngập mặt dưa. (Theo Món Ngon)
jkfshrjkg
jkfshrjkg
Trả lời 13 năm trước

Cách làm một số món dưa muối trong ngày Tết

Dưa giá hẹ muối xổi
sưu tầm


Giá sống trộn chung với hẹ cắt khúc, hoặc cà rốt cắt sợi... làm chua nhanh với ít dấm, đường vẫn được gọi là "muối xổi". Cách làm đơn giản, qua 1 giờ muối là có thể vớt ra chấm kèm các món thịt, cá kho.

- Chuẩn bị tùy ý số lượng ít nhiều với :
3 phần giá + 1 phần cà rốt gọt vỏ cắt sợi
1 phần lá hẹ rửa sạch cắt khúc ngắn chừng 3 - 4cm tùy thích chỉ dùng giá hẹ hoặc giá với cà rốt.

- Pha hỗn hợp dấm đường:
tùy độ chua của dấm mà bạn đang có để gia giãm nước và đường theo khẩu vị riêng. Lượng dấm đường phải đủ ngập số giá hẹ chứa trong thố, tô... Pha khoảng 1 phần dấm với 4 đến 5 phần nước lọc hoặc có thể hơn nữa cho hỗn hợp có vị chua nhẹ, sau đó cho vào từng ít đường một, khuấy tan, nếm lại để hỗn hợp có thêm vị ngọt cũng rất nhẹ là được. Đây là khâu không thể hướng dẫn chính xác "như thế nào cho ngon" mà tùy thích khẩu vị nêm nếm của chính ngừơi pha.

- Cho giá hẹ vào tô, thố... châm hỗn hợp dấm đường và ngập mặt giá hẹ, để qua một giờ nhấm thử thấy cọng giá không có vị chua ngọt vừa ý thì cứ châm thêm vào ít dấm hoặc đường tùy ý. Mỗi khi làm món giá hẹ muối xổi này, những bà nội trợ VN sau khi đi chợ về, buông cái giỏ xuống là làm món này trước để sau đó qua chừng một tiếng đồng hồ rồi nên nếm lại cho đến trưa là có món ăn vừa ý dọn lên bàn.

- Món gía hẹ muối xổi này chỉ nên làm và ăn trong ngày.
Dưa Kiệu
(sưu tầm)

Vật liệu:
- 1 ký củ kiệu
- 200 g đường
- 1/2 lít dấm
- Muối, vôi trắng, phèn chua, tro bếp

Chuẩn bị:
- Kiệu đem cắt bớt rễ và lá.
- Hoà 1 muỗng cà phê phèn chua + 1 lít nước ấm để cho nước nguội.
- Hoà 1 muỗng cà phê vôi trắng, ( có bán ở hàng cau, trầu)
- 1 lítre nước để vôi lắng , lấy nước trong.
- Hoà 1 tô tro bếp với nước, để tro lắng lấy nước trong

Cách làm:

- Bỏ kiệu vào ngâm với nước tro 1 đêm cho kiệu bớt hăng xả kiệu lại với nước lạnh để ráo. Trộn kiệu với 1 muổng súp muối hột, đem phơi nắng ( 1 ngày nắng tốt )
- Qua ngày sau xả kiệu với nước lạnh , đem ngâm kiệu vào nước phèn chua , phơi ra nắng độ 4 giờ ( tốt nhất là nắng buổi sáng)
- Sau đó vớt kiệu , xả sạch đem ngâm vào nước vôi 2 giờ nữa.
- Đổ kiệu ra rổ rồi đem phơi ngoài nắng , vừa phơi, vừa cắt rể và lá lại cho sạch sẻ, lột bớt vỏ ngoài .
- Phơi kiệu hơi héo mặt đem dội qua nước cho sạch bụi,
- Để kiệu thật khô, xóc kiệu với 50 g đường , đậy khăn vải mùng lên mặt kiệu đem phơi thêm một nắng cho kiệu thấm đường
( nên xóc đường và bày kiệu ra mâm phơi tốt hơn )
- Lấy một keo thủy tinh thật sạch, xếp kiệu vào .
- Nấu giấm + số đường còn lại để nguội .
- Lọc nước giấm đường qua khăn thưa cho sạch , đem đổ vào keo kiệu .
- Nếu muốn nước kiệu trong hơn thì ngâm kiệu độ 5 ngày, nấu nước giấm đường khác thay nước cũ. Từ lúc ngâm kiệu vào nước giấm, để 10 ngày sau là dùng được

( Nếu làm theo cách giản tiện thì mua kiệu, đem cắt rể, lá cho sạch sẽ, .
- Đem kiệu ngâm vào nước phèn chua 1 đêm.
- Sau đó xả lại nước lạnh, phơi kiệu hơi héo mặt
- Xếp kiệu vào keo thủy tinh , nấu nước giấm đường lót đầy cào keo để độ 10 hôm sau là dùng được.Nhưng làm theo kiểu trên , thì kiệu sẽ ngon , giòn hơn

Dưa cải muối
sưu tầm

Món dưa cải muối chua (còn gọi là: dưa cải món) chúng ta phải dùng loại cải mà ở VN vẫn gọi là cây cải… muối dưa! dịch là MUSTARD GREENS. Loại cải này có lá và cuống đều dày, cứng chắc, vị cay nồng hơn cải bẹ xanh (cả lá và cuống đều xốp, nhẹ).

VẬT LIỆU
- Lọ, hũ thủy tinh sạch, miệng rộng, có nắp đậy, thể tích khoảng 5 - 10 lít. Vài nan tre mỏng hoặc dĩa sứ nặng có thể bỏ lọt vào hũ.

- 3kg cải xanh dùng muối dưa, chọn cải thật xanh, tươi. Lặt từng lá cho sạch phần dập héo, úng sâu, rửa xả nhiều lần với nước lạnh, cắt khúc ngắn chừng 3cm (không nhất thiết phải phơi nắng). Vẩy ráo nước.

- 50gr củ hành tím, lột vỏ, cắt lát mỏng.

THỰC HÀNH

- Trộn đều dưa với hành cho vào lọ thủy tinh, ém cho vừa, đừng chặt tay quá nước muối sẽ khó thấm đều vào dưa, gài vài nan tre ngang mặt dưa sao cho khi châm nước vào dưa sẽ không nổi lên hoặc dùng một dĩa sứ nặng dằn trên mặt dưa.

- Nấu sôi 2 lít nước với: 50gr muối bọt + 100gr đường. Nấu tan muối đường, để nước muối đường nguội bớt, chỉ còn hơi nóng.

- Châm nước muối đường còn hơi nóng vào hũ dưa, dưa sẽ dịu xuống nhanh và ửng sắc tươi lên, để cho đến khi dưa dịu hẳn, châm thêm nước muối cho cao hơn mặt dưa ít nhất 5cm.

- Tùy lượng cải muốn làm, kích cở hũ… để tăng phân lượng nước muối đường lên.

- Để qua một ngày là dưa bắt đầu chua, ngày thứ hai trở đi dưa chua nồng nhưng có thể dùng ăn kèm vài món ăn tùy khẩu vị; qua 4 - 5 ngày dưa chua dịu, có sắc vàng trong và thơm.

LƯU Ý
* Mỗi khi lấy dưa ra ăn, luôn nhận dưa còn lại trong hũ chìm dưới mặt nước muối.

** Sau khi ăn hết dưa, nếu muốn làm liền hũ khác thì giữ lại một ít nước muối cũ, sau khi làm hũ dưa mới và châm nước muối mới vào, cho thêm vào chừng 1 chén nước muối cũ, thời gian dưa trở chua sẽ nhanh hơn.

*** Nếu dưa để qua 5 - 6 ngày mà nước dưa có váng mốc là do thiếu muối. Lưu ý muối ướt có độ mặn kém muối khô dù dùng cùng trọng lượng.

Chúc các bạn thực hành thành công món dưa cải muối chua rất dân dã này!

TỎI NGÂM DẤM


Thường người ta hay chế biến theo kiểu "mì ăn liền" như vầy nè

Tỏi nhiều ít tùy thi'ch, lựa củ còn tươi, không bị lép, bóc vỏ, rửa sạch để cho thật ráo.

Pha 3 phần dấm + 2 phần đường, xong cho tỏi vào ngâm cho ngập. Để vài ngày tỏi sẽ thấm và chua. Có thể cất tủ lạnh để dành ăn trong một thời gian lâu. Nhưng nhớ đậy hũ cho thật kín kẻo bay mùi khắp tủ lạnh đó nhaNếu kỹ thì đun sôi dấm xong cho đường vào, để nguội mới đổ vào tỏi.

Nếu thi'ch, có thể ngâm chung với ớt xanh, ớt đỏ cho đẹp mắt và giúp tỏi có vị hơi cay, cũng như mình có sẵn ớt ngâm, khi nào cần ăn thì có sẵn ngay

Kiệu chua
Vật liệu :

1 kg kiệu ( Chưa cắt )

- Muối , Đường

- Giấm,Phèn Chua

Cách làm :

Kiêu : Cắt bỏ bớt lá kiệu lần thứ nhất, cách phần củ chừng 6 - 7cm và cũng cắt bớt rễ kiệu lần thứ nhất nhưng đừng cắt sát vào thân kiệu, không lột vỏ kiệu.
Cắt sơ ,rửa sạch đất,trộn 1/2 chén Muối ( hoặc Tro Bếp ),đổ nước xâm xấp,ngâm kiệu từ sáng đến tối ( 12 tiếng ).

- Sau khi ngâm xong lấy kiệu ra ,Dùng dao mỏng bén cắt bỏ tiếp phần lá (lần hai) cho gần sát vào thân củ, ở vị trí chuyển từ màu xanh của lá sang màu trắng của thân củ; lột bớt một hai lần vỏ lụa của thân củ, sau cùng cắt bỏ rễ cho sát vào thân củ nhưng phải chừa lại một chút gốc của núm rễ, đừng cắt phạm vào thân củ, kiệu sẽ không để lâu được khi muối. Trong khi làm, nếu có củ kiệu nào hai tép phải lột vỏ rồi tách ra làm hai. Làm đến đâu thả ngâm trong thau nước sạch rồi ngâm nước ngập với Dấm hoặc 1 muỗng súp Phèn Chua ( ngâm 1 đêm ).

- Sáng ra đổ kiệu ra rổ trộn kiệu với 1 kg Đá Lạnh.Khi đá hết lạnh,đổ ra rổ đem kiệu phơi nắng 1 ngày.

Chế biến:Nấu hỗn hợp dấm đường ngâm kiệu:

- Nấu 1 chén Dấm +1 chén Đường đầy vung +1/3 muỗng cafe Muối nấu tan Đường tắt bếp,để thật nguôi.

Sau đó xếp kiệu vào keo.Chế Dấm Đường vào ( chế thấp 1 chút vì kiệu sẽ xệp xuống ).Để khoảng 2 tuần là có thể dùng được.

Lưu ý: Dùng bao nylon sach,bỏ vào 1 chút nước cột bao lai bỏ vào trong kiệu để tránh trường hợp kiệu bung lên không ngập trong nước
Nếu các bạn làm theo cách trên thì khoảng 2 tuần nước kiệu sẽ ra.Vì thế nhìn vào kiệu sẽ trong được trong và đẹp
Nếu các bạn muốn hủ kiệu của mình thật đẹp thì các bạn nên thay 2 lần
nước kiêu.

Lần đầu :Nấu 1 chén Dấm +1 chén Đường đầy vung +1/4 muỗng cafe Muối nấu tan Đường tắt bếp,để thật nguôi ngâm kiệu khoảng 1 tuần.

- Sau đó đổ nước đi và thay thế bằng lần nước thứ 2 ( 1 chén Dấm +1 chén Đường đầy vung +1/3 muỗng cafe Muối ) các bạn ngâm thêm 1 tuần nữa là có thể dùng được )

rudfjghdgj
rudfjghdgj
Trả lời 13 năm trước

Em vẫn làm theo cách này, đơn giản, nhanh được ăn mà sạch sẽ, màu sắc của dưa cũng đẹp hơn ngoài hàng muối nữa:

- Đun sôi nước, để nguội, khi nhiệt độ còn khoảng 30-40độ (muốn từ từ ăn thì 30, nhanh được ăn thì 40 độ, uống thử thấy còn ấm già một chút là được). Pha muối hạt: khoảng 4 thìa canh cho 1.5kg cải (thêm bớt một chút tùy khẩu vị). Pha đường trắng: khoảng 3 thìa canh (nếu muốn nhanh được ăn thì cho thêm một chút, nhưng chú ý đừng để vị ngọt át cả vị mặn).

- Hành lá cắt khúc (càng nhiều em càng thấy nhanh chua dưa) trộn đều vào với dưa.

- Xếp dưa vào bình muối. Đổ phần nước muối đường ấm vào ngập dưa. Lấy một chiếc đĩa nén nhẹ dưa xuống dưới mực nước.

Một bình dưa mới như thế để khoảng 3-4 ngày là ăn được. Mùa hè thì nhanh được ăn hơn. Khi hết dưa ta có thể tái sử dụng nước dưa 1- 2 lần bằng cách gạn lấy nước dưa trong, cho thêm nước sôi vào thành nước ấm, cho thêm khoảng một thìa muối nữa vào (không cần cho thêm đường vì đã có nước dưa chua), ta có thể cho dưa mới và muối tiếp.

Chú ý : Khi rửa dưa ta nên rửa từng bẹ một, rửa nhẹ tay tránh để dưa bị nát, như thế dưa không bị ủng, nước dưa trong, và có thể để dưa rất lâu.

Chúc chị thành công nhé!

djghjfdg
djghjfdg
Trả lời 13 năm trước

Cách muối dưa ngon

Công thức chung của muối dưa là pha theo tỷ lệ 3 - 1 (trong 1 lít nước cho ba thìa muối bột và 1 thìa đường).

Nấu sôi hỗn hợp muối đường, sau đó để thật nguội và đổ vào hũ sao cho ngập nguyên liệu. Để từ 1- 3 ngày (tùy loại dưa), khi dưa có màu xanh ngả vàng là dùng được.

Muối là nguyên liệu chính để muối dưa. Nếu nhiều muối, dưa sẽ mặn và lâu chua. Ít muối, dưa sẽ bị ủng và hỏng. Đường giúp dưa vàng đẹp và mau chua, nhưng đừng cho nhiều quá.

Để món dưa thêm thơm ngon, nên cho hành lá cắt khúc vào. Khi muối, nên để nước ngập mặt dưa. Nên gài bằng miếng nhựa cho dưa chìm dưới nước, nếu không lớp dưa trên mặt sẽ bị thâm đen. Hũ dùng để muối dưa cũng phải rửa sạch. Khi gắp dưa ra ăn, nên dùng đũa sạch, không dính thức ăn. Như vậy, phần dưa còn lại mới không bị hư khú, nổi váng trắng trên mặt. Nếu dưa bị khú, hãy vớt bỏ lớp váng trắng và thêm hành lá vào.

hinkey able
hinkey able
Trả lời 13 năm trước

Bạn hỏi cách làm dưa món từ củ cải trắng, cà rốt phải không?

Nếu vậy bạn cần chuẩn bị nguyên liệu sẵn từ trước vì chuẩn bị khá lâu(chủ yếu do thời gian phơi)

Bạn mua củ cải, cà rốt về sau đó củ cải cắt ra theo miếng như miếng mứt bí, cà rốt thì cắt hoa lá gì đó tùy bạn. Sau đó đem phơi cho khô.khoảng 3 ngày nắng to là được. Xong phần nguyên liệu.

Khi thực hiện món này, bạn dùng nước sôi(ấm ấm thôi nhé, nóng quá lại bỏng đấy)để rửa cải, cà rốt cho sạch và làm cho nó nở ra một phần nào đó.

Bạn cần chuẩn bị một cái hũ lớn đủ để chứa số củ cải và cà rốt trong đó. Sau khi chuẩn bị xong nguyên liệu bạn bắt đầu nấu mắm với đường để ngâm theo tỉ lệ là 1l mắm nấu cùng 600gr đường nấu cho tới khi dường tan hết, mắm sôi lăn tăn là được. Sau đó bạn để một thời gian cho mắm nguội. Cho củ cải, cà rốt vào hũ, đổ mắm đường vào cho xắp xắp mặt cải là được. Đợi khoảng 4 ngày >>>> là ăn được. Ăn cùng với bánh chưng, bánh tét là tuyệt vời nhất

(Chúc bạn thành công)

nbbnbmn
nbbnbmn
Trả lời 12 năm trước
Cứ mỗi độ tết đến xuân về nhà nào cũng có một hũ dưa món để ăn vào ngày tết. Dưa món có vị chua giòn, được ăn kèm với bánh chưng, bánh tét và các thức ăn nhiều dầu mỡ.

alt
Ảnh minh họa

Nguyên liệu:
  • Đu đủ xanh: 400g
  • Cà rốt: 400g
  • Xu hào: 500g
  • Hành củ (củ kiệu): 500g
  • Gia vị: Nước mắm, đường.
Chuẩn bị:

Đu đủ, su hào: gọt vỏ, bỏ phần ruột, xắt lát dày độ 0,5cm rồi thái miếng nhỏ vừa ăn, rồi ngâm nước muối;

Củ kiệu (hoặc thay bằng củ hành khô): cắt bỏ rễ và lá, rửa sạch; tỏi: bóc vỏ để nguyên củ; ớt: rửa sạch, cắt đôi quả hoặc để nguyên quả, tất cả ngâm vào nước muối pha loãng.

Lọ để đựng dưa món: rửa sạch lau khô, phơi nắng.

Tất cả các loại củ, quả ngâm trong nước muối độ 120 phút, vớt ra rửa lại với nước lã cho hết mặn, vắt ráo ngâm vào nước có pha phèn chua độ 30 phút, vớt ra xả lại nước lạnh độ 2, 3 lần, vắt ráo, trải ra sàng hay mâm phơi nắng đến chiều. Các loại củ quả vừa héo, đem vào, nấu nước sôi trụng sơ, vắt ráo, để nguội. Nước mắm + đường quấy tan để lên bếp nấu sôi tan, nhắc xuống để nguội.

Chế biến:

Để các loại củ quả vào lọ thủy tinh, chế nước mắm đã nguội vào, dùng vỉ tre hay nhựa có đường kính bằng lọ nhấn cho các loại củ quả không trồi lên khỏi mặt nước mắm và nước mắm ngập trên mặt các loại củ quả độ 3cm. Đem phơi nắng, độ hai ngày dùng được.

Gắp ra đĩa để ăn kèm với bánh tét hoặc bánh chưng.


Chúc các bạn thành công!

nbbnbmn
nbbnbmn
Trả lời 12 năm trước

Tết năm nay mình học bí quyết chia sẻ cùng các bạn, không khó đâu, mình làm lần đầu đã thành công đấy.

Nguyên liệu:

1,2 kg hành tím

1/2 kg khế chua chín

300 g muối hột

300g đường

400 ml dấm trắng

Cách làm:

Hành tím lột vỏ, cắt rễ cho sạch.

Khế cắt nhỏ.

Xếp một lớp hành, một lớp muối hột (1), vắt nước khế chua vào ngập hành (2), bã khế phủ lên mặt (3), đậy lại để một ngày, thỉnh thoảng trở vài củ trên mặt để hành được đều màu, hành sẽ có màu tím đỏ đẹp.

Sau một ngày, chuẩn bị 2 chén dấm để rửa hành (4): vớt vài củ hành cho vào một chén dấm rửa lần một, sau đó vớt qua chén dấm thứ hai rửa lần hai, vớt ra rổ cho ráo.

Dùng 200g đường, xếp một lớp hành, rắc một lớp đường vào lọ cho đến khi đầy lọ, lớp trên cùng là đường (5), để nửa ngày sẽ ra nước (6).

Nấu 100g đường còn lại với 400 ml dấm, để nguội, cho vào lọ hành (vẫn giữ lại nước hành có trong lọ, đừng chắt ra). Nếu có nan tre thì gài lên mặt cho hành ngập trong dấm, nếu không có thỉnh thoảng dùng muỗng sạch ấn hành xuống. Để nửa ngày cho ngấm, cho vào tủ lạnh sẽ giữ được màu tím đỏ.

Nếu thích mùi hăng của hành thì chừng 1 tuần là ăn được. Nếu không thích mùi hăng, giữ trong tủ lạnh vài tháng màu vẫn đẹp mà ăn lại không có mùi hăng.

Mách nhỏ:

- Hành không được rửa qua nước nhé.

- Dùng khế chín để vắt được nhiều nước. Nếu không có khế chua có thể thay bằng nước tắc (quất) cũng vẫn ngon, nhưng đừng dùng chanh nhé.

- Tùy độ chua của dấm mà thay đổi lượng đường, mình sử dụng dấm nuôi ở nhà nên độ chua vừa phải.