Bí quyết uống nước vào mùa hè?

Vào mùa hè, trời nóng nực, khi lao động ngoài trời và nơi nhiệt độ cao cơ thể chúng ta đều có mồ hôi như tắm, nước trong cơ thể thoát ra rất nhiều.

Tình trạng đó kéo dài làm giảm lượng dung dịch bao ngoài tế bào, làm tăng áp lực thẩm thấu của huyết tương, làm ta có cảm giác khát dữ dội. Thông thường, chúng ta đều có thói quen, cứ thấy khát là uống cật lực, uống cho đã mà. Thật ra đấy không phải là phương pháp hay. Lúc chúng ta cảm thấy khô khát thì nước trong tế bào đã thoát ra ngòai mất một lượng tương đối, nước vừa uống vào thì phải một tiếng đồng hồ sau cơ thể mới hấp thụ được. Vì thế uống rồi mà vẫn thấy khát lại muốn uống nữa. Theo cách ấy, lượng uống vào sẽ vượt quá nhu cầu của cơ thể, phần dư thừa lại bị tống ra ngoài theo mồ hôi và nước giải. Do lượng nước bị bài tiết ra ngoài quá nhiều sẽ làm chất điện phân trong cơ thể thoát ồ ạt ra theo, điều đó sẽ bất lợi cho cơ thể.

Bạn có thể giải khát theo một phương pháp khoa học sau: Ngay khi chưa thấy có cảm giác khát bạn đã có thể uống nước, mỗi lần uống hai hớp, cách một lúc lại uống tiếp. Cứ uống liên tục như vậy, lượng nước trong cơ thể được bổ sung thường xuyên sẽ duy trì được dung dịch bao ngòai tế bào và mức cân bằng áp lực thẩm thấu của huyết tương. Như thế bạn sẽ không cảm thấy khát, hạn chế được mồ hôi và chất điện phân thoát ra.

(Xem tiếp)

Phạm Kiều Hưng check gia
Phạm Kiều Hưng check gia
Trả lời 14 năm trước


Nước uống mùa hè cho trẻ


Khi nói về một chế độ ăn hợp lý, thường người ta hay nói đến các chất đạm, đường, béo, vitamin và chất khoáng, mà ít khi nhắc đến nước. Điều đó không có nghĩa là nước không quan trọng.

Thực tế thì nước là thành phần chiếm khối lượng quan trọng nhất trong chế độ ăn hàng ngày, và nhu cầu về nước luôn cấp bách hơn nhu cầu về thức ăn. Người ta có thể nhịn ăn hàng tuần, nhưng không thể sống nổi nếu chỉ nhịn uống vài ngày.

Nước là một thành phần quan trọng của cơ thể sinh vật nói chung trong đó không loại trừ loài người. Cơ thể chúng ta có đến 60 – 80% là nước. Chỉ cần mất 10% số lượng nước (khỏang 3,5 lít đối với một người nặng 50kg) là cơ thể đã đối đầu với nhiều nguy hiểm mang tính sinh tồn. Trong điều kiện bình thường, mỗi ngày một người lớn trung bình cần khoảng 2 – 2,5 lít nước và nhu cầu này thay đổi tùy theo nhiệt độ môi trường, mức độ họat động thể lực, tình trạng bệnh lý của cơ thể... Nước được đưa vào cơ thể qua nhiều dạng khác nhau như qua thức ăn (canh, súp, rau quả...) nhưng chủ yếu là qua các loại nước uống, cơ thể cần từ 1 – 2 lít nước uống mỗi ngày và nếu trời nắng nóng, ra mồ hôi nhiều, bị sốt... nhu cầu này sẽ tăng lên có khi đến 3 – 4 lít mỗi ngày. Nhu cầu lớn như vậy, nhưng trong thực tế, việc lựa chọn lọai nước uống nào tốt cho sức khỏe đôi khi vẫn chưa được quan tâm đúng mức ...

(Xem tiếp)

Phạm Kiều Hưng check gia
Phạm Kiều Hưng check gia
Trả lời 14 năm trước

Nước vị thuốc không thể thiếu

Nước không chỉ là chất xúc tác tối cần thiết cho sự chuyển hóa bên trong cơ thể mà còn là vị thuốc chống lão hóa hữu hiệu, rẻ tiền. Thế nhưng có bao nhiêu người dám quả quyết là mình đã uống đủ nước?

Trong khoảng khắc không đầy một lần nháy mắt, hàng trăm ngàn phản ứng sinh hóa được tiến hành đồng bộ trong cơ thể để duy trì sự sống cho con người. Phản ứng nào cũng cần có sự hiện diện của phân tử nước. Thế mà không chỉ người bệnh, ngay cả nhiều thầy thuốc cũng dễ quên vai trò quyết định của nước trong tất cả tiến trình sinh – bệnh lý.

Cái gì cũng cần nước!

Nếu nước chiếm tỷ lệ từ 60-80% tổng lượng của cơ thể người trưởng thành, qua đó không dưới 75% nước được phân phối trong não bộ, khoảng 70% trong nội tạng và bắp thịt, và gần 60% dưới da thì nước rõ ràng phải giữ vai trò tối quan trọng trong toàn bộ tiến trình tâm sinh lý. Mỗi ngày tối thiểu có đến 9 lít nước luân lưu qua trục tiêu hóa, trong số đó chỉ riêng lượng nước bọt đã chiếm đến 1,5 lít, đương nhiên với khuynh hướng bội tăng ở số đối tượng thuộc nhóm “bà tám”! ...

(Xem tiếp)