Kinh nghiệm làm tăng hiệu quả máy rửa bát cực tiết kiệm

Có ai không muốn tiết kiệm hóa đơn tiền điện mỗi tháng? Tiết kiệm trên thực tế không phải là một nỗ lực quá khó khăn. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn tiết kiệm được chi tiêu mà vẫn làm tăng hiệu quả của máy rửa bát.

1/ Loại bỏ toàn bộ thức ăn thừa dính trên bát đĩa

Vét sạch thức ăn thừa vào thùng rác có thể giúp bạn tiết kiệm khoảng 55.000 gallon nước (khoảng 220.000 lit) trong suốt tuổi thọ của chiếc máy. Vét sạch thức ăn không chỉ giúp tiết kiệm nước rửa, mà còn giúp bạn tiết kiệm tiền, hạn chế tắc nghẽn cống rãnh. Hãy sử dụng giấy khô, bàn chải hoặc bọt biển để cạo vét thức ăn nhé!

2/ Luôn rửa chu trình đầy đủ (Full Load)

Chỉ khởi động một chu trình rửa đầy đủ khi bát đĩa được xếp đầy trong khoang rửa, thay vì rửa nhiều lần với mỗi lần chỉ lèo tèo một vài bộ bát đĩa. Điều này có nghĩa là hạn chế rửa các chu trình bán tải, rửa lẻ tẻ nhiều lần trong ngày. Hãy chờ đến khi số lượng dụng cụ nấu và bát đĩa đủ để rửa một lần, giúp cho mỗi đồng tiền bạn bỏ ra cho năng lượng và nước đều xứng đáng. Sử dụng một viên rửa bát sẽ giúp bát đĩa sáng bóng hơn. Đợi đủ số lượng mới rửa, không có nghĩa là bày bừa ra bếp. bạn có thể lau hết thức ăn thừa rồi xếp đặt sẵn trong khoảng rửa. Khi nào đầy khoang thì bắt đầu cho máy hoạt động. Đây là cách tuyệt vời để tiết kiệm.

3/ Để cho bát đĩa tự khô nhờ không khí nóng

Để bát đĩa tự khô nhờ không khí nóng còn sót lại trong quá trình rửa là cách tuyệt vời giúp bạn tiết kiệm năng lượng. Không chỉ dễ dàng, thuận tiện, cách này giúp bạn giảm năng lượng cho việc đốt nóng thanh nhiệt để sấy và giảm nguy cơ nhiệt độ cao sẽ làm hỏng men, phủ chống dính… của các vật dụng được rửa. để thực hiện cách này, hãy tắt cài đặt sấy sau mỗi chu trình rửa và không mở cửa máy rửa bát sau khi máy rửa xong. Tuy nhiên, nhược điểm của cách này là có thể mất khá nhiều thời gian để bát đĩa có thể khô hoàn toàn.

4/ Tránh giờ cao điểm

Ở nước ngoài, các công ty điện thường tính phí điện giờ cao điểm cao hơn các khung giờ khác. Còn ở Việt Nam, không rửa vào giờ cao điểm còn giúp bạn tránh hiện tượng điện chập chờn, điện yếu, sụt áp, làm ảnh hưởng đến hoạt động của các thiết bị dùng điện. Thời gian hợp lý nhất cho việc thiết lập 1 chu trình rửa đầy đủ có thể là buổi tối hoặc sáng sớm.

5/ Cân nhắc nâng cấp sản phẩm

Nếu máy rửa bát sử dụng quá lâu, cũng giống như bất cứ thiết bị nào khác, chúng có thể là một nguồn ngốn khá nhiều năng lượng. Trong khi đó, ngày càng có nhiều model mới với công nghệ tân tiến hơn, sử dụng ít nước hơn. Một số máy rửa bát hàng đầu hiện nay với tiêu chuẩn mới, chỉ sử dụng từ 6L đến 11L nước cho mỗi chu trình rửa. Ít hơn rất nhiều so với các model cũ và rửa bằng tay. Các sản phẩm này tiêu tốn ít tài nguyên hơn và nhiều trong số chúng giúp bát đĩa khô ráo, sáng bóng, kháng khuẩn, cùng các tiện ích khác.

6/ Luôn làm theo chỉ dẫn

Sử dụng máy rửa bát có vẻ không có gì khó (đối với người sử dụng tốt tiếng anh). Tuy nhiên, bạn có thể nhận được kết quả tốt hơn nếu đọc và làm theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Bởi những chỉ dẫn ra đời đều vì một mục đích là giúp người dùng không bị lúng túng với sản phẩm. Đặc biệt là ở Việt Nam, khi mà máy rửa bát vẫn còn chưa phổ biến. Hãy dành vài phút để nghiên cứu các hướng dẫn và lưu ý, hiểu rõ về cách thức hoạt động của máy và các cài đặt giúp tối ưu hóa hiệu suất máy. Nếu không thể hiểu, hãy nhờ đến sự giúp đỡ của kỹ thuật viên lắp đặt hoặc tìm kiếm thông tin trên internet.

7/ Điều chỉnh nhiệt độ nước ở mức 120°F (50°C)

Hầu hết các máy rửa bát đều có cài đặt nhiệt độ cơ bản ở mức 140°-145°F (60°-63°C). Điều chỉnh nhiệt độ rửa về khoảng 50°C (nhiệt độ nóng trung bình) là mức phù hợp để làm sạch bát đĩa mà tiêu hao ít năng lượng nhất. Nhiệt độ nóng là cần thiết, nếu rửa ở mức nhiệt thấp hơn, bát đĩa sẽ không thể sạch dù bạn có dùng bao nhiêu viên rửa bát đi nữa.

Trên đây là một số kinh nghiệm làm tăng hiệu quả của máy rửa bát mà cực tiết kiệm. Hy vọng bài viết trên giúp ích được cho bạn.

Chưa có câu trả lời nào