nguyen tuan quynh
Trả lời 16 năm trước
Áp suất, tải trọng, vận tốc, điều kiện vận hành (nhiệt độ, thời tiết, đường xá), cách vận hành (cách vào cua, sử dụng phanh).
- Nếu bơm không đủ áp suất: Hai mép lốp sẽ bị dồn phần lớn trọng lượng của xe, phần mặt lốp bị cong lên không tiếp xúc với mặt đường, vì vậy hai mép sẽ bị mòn nhiều hơn. Không những thế lốp non còn khiến hai vai lốp bị gấp liên tục khi bánh xe quay, quá trình gấp liên tục khiến lốp sinh nhiệt và gây "mỏi vật liệu", đây là nguyên nhân gây lên những vết rạn nứt dọc theo sườn lốp.
Chạy xe lốp non ngoài hại trực tiếp đến lốp xe mà còn làm động cơ xe vận hành nặng nhọc hơn, tốn nhiên liệu hơn, Công tơ mét nhanh nhảy số hơn (nếu đi thuê xe tự lái các bác phải chú ý vụ này...
Thường xuyên chạy xe trên đường quanh co (phải đánh lái nhiều) cũng khiến lốp nhanh mòn.
- Lốp bơm căng quá: Phần giữa mặt lốp bị phồng lên so với cả bề mặt, vì vậy phần này phải chịu tải nặng hơn nên sẽ bị mài mòn trước.
Lốp bơm căng quá làm cứng, mất tính đàn hồi, bộ phận vòng bi hoặc bạc đạn ở bánh xe phải chịu lực đột ngột nên nhanh bị mòn.
- Phanh đột ngột: Một mảng lốp sẽ mòn nhanh hơn các chỗ khác khi phanh gấp, bánh xe bị trượt, mài trên mặt đường. Độ xâu của vết mòn tùy thuộc vào tốc độ xe chạy, cấu tạo, nhiệt độ mặt đường, tải trọng xe. (Hiện tượng trên không xáy ra với xe có trang bị ABS). Khi đi trên mặt đường nhẵn có thể ta cảm thấy chiếc xe đang "nhảy".
- Hai lốp cùng trục không song song: Bánh xe vừa quay vừa bị trượt, nguyên nhân này khiến lốp xe bị mòn khá nhanh và cũng là nguyên nhân xe bị hao xăng.
- Vào cua với vận tốc lớn: Vì lốp xe bị trượt do xe phải chịu thêm lực ly tâm. Có thể dễ dàng quan sát thấy một mép lốp bị mòn nhiều hơn so với bên kia đối với xe của các "tổ lái". (Nếu cua phải thì mép lốp trái mòn nhiều hơn và ngược lại).