Cho mình hỏi? Tại sao giá xe ô tô ở Việt Nam lại cao như vậy?

philatop_85
philatop_85
Trả lời 14 năm trước
Thanh tra Bộ Tài chính khẳng định: "Giá linh kiện nhập khẩu cao, thấp hoàn toàn phụ thuộc vào sự kê khai của các liên doanh. Các cơ quan quản lý Nhà nước không quản lý, giám sát được giá linh kiện, phụ tùng đầu vào nhập khẩu của các công ty sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước". Việc không quản lý được khiến "yếu tố chi phí có tác động rất lớn làm tăng giá thành và giá bán ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước" - Thanh tra kết luận... Các hãng xe lắp ráp trong nước đều có giá cao hơn nhiều so với xe cùng loại trong khu vực và thế giới. Giá một chiếc Toyota Corolla 1.8MT sản xuất trong nước tại thời điểm 8/11/2008 là 19.532 USD, trong khi xe cùng loại bán ở nước ngoài là 15.350 USD. Xe Toyota Camry 3.5 sản xuất trong nước có giá 38.510 USD trong khi giá thế giới từ 24.215 - 28.695 USD, xe ôtô Toyota Camry 2.4 sản xuất trong nước là 29.539 USD, trong khi giá bán cùng loại ở nước ngoài là từ 20.510 - 25.575 USD…. Các doanh nghiệp "phớt lờ" cam kết nâng tỷ lệ nội địa hóa Sau khi thanh tra 6 doanh nghiệp lắp ráp, kinh doanh xe ôtô trong nước gồm: Công ty Toyota Việt Nam, Công ty Honda Việt Nam, Công ty Ôtô Việt Nam Daewoo, Công ty TNHH Việt Nam Suzuki, Công ty TNHH Ford Việt Nam Và Công ty TNHH Liên doanh sản xuất ôtô Ngôi Sao, Thanh tra Bộ Tài chính vừa có kết luận: Mặc dù có nhiều lợi thế về điều kiện sản xuất kinh doanh như chi phí nhân công rẻ, được hưởng nhiều ưu đãi về đầu tư của Chính phủ nhưng ở cả 6 doanh nghiệp này giá bán lẻ ôtô lắp ráp, sản xuất trong nước đều cao hơn giá cùng loại bán trên thị trường thế giới. Thanh tra Bộ Tài chính khẳng định, việc thực hiện chương trình nội địa hóa tại các công ty trên đều rất thấp so với những cam kết về tỷ lệ nội địa hóa như giấy phép đầu tư được Bộ KH-ĐT cấp lần đầu. Kết quả thanh tra cho thấy, trong số những đơn vị trên đơn vị thực cam kết "nghiêm chỉnh" nhất là Honda Việt Nam thì đến hết năm 2007, tỷ lệ linh kiện phụ tùng sản xuất trong nước mới đạt bình quân 10% giá trị xe. Kế đến là Toyota Việt Nam, đến năm 2007 tỷ lệ linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước bình quân mới đạt 7% giá trị xe. Trong khi đó, theo Giấy phép đầu tư cấp lần đầu thì Toyota Việt Nam phải đạt tỷ lệ này ít nhất là 30% giá trị xe sau 10 năm kể từ năm 1996 - năm bắt đầu sản xuất kinh doanh. Cũng tương tự như vậy theo Giấy phép đầu tư cấp lần đầu cho Việt Nam Suzuki cũng đưa ra yêu cầu sau 10 năm kể từ 1996 phải sử dụng linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước đạt ít nhất 38,2% giá trị xe. Nhưng đến hết năm 2007 đơn vị này cũng mới chỉ đạt 3%. Thấp nhất về tỷ lệ nội địa hóa trong số những đơn vị này là Công ty Ford Việt Nam, với tỷ lệ 2% so với 30% đặt ra ban đầu. Hai công ty còn lại là Việt Nam Daewoo và Liên doanh Ngôi Sao cùng đạt 4%... Theo cơ quan thanh tra thì Giấy phép đầu tư được Bộ KH-ĐT cấp đều có sự ràng buộc về lộ trình thực hiện nội địa hóa sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước. Tuy nhiên nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp phớt lờ cam kết bởi thiếu sự kiểm tra, giám sát và thiếu chế tài xử lý, không có ràng buộc pháp lý rõ ràng. Điển hình là chính sách tính thuế theo bộ linh kiện theo hướng khuyến khích nội địa hóa. Cụ thể là những linh kiện trong nước đã sản xuất được phải nhập khẩu chịu thuế suất cao, linh kiện trong nước chưa sản xuất được thì thuế suất rất thấp. Vì sự bất hợp lý này, chính sách nội địa hóa ôtô sẽ càng gặp nhiều khó khăn và thiếu cạnh tranh hơn khi càng gần thời điểm năm 2018 - khi thuế suất thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ôtô khu vực ASEAN bằng 0%. Bên cạnh đó, không thể không kể đến chính sách quy hoạch và phát triển các ngành Công nghiệp phụ trợ ôtô trong nước chưa đồng bộ, chưa theo kịp với sự phát triển của các liên doanh. Công nghệ lạc hậu, giá bán cao Theo Thanh tra Bộ Tài chính, đến năm 2008, cả 6 công ty nói trên đều có dây chuyển sản xuất, lắp ráp ôtô lạc hậu, chủ yếu là lắp ráp thủ công đã làm tăng giá thành sản xuất. Song hai yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới giá thành xe ôtô là chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu và chi phí nhập khẩu linh kiện, phụ tùng cao. Đối với dòng xe từ 5 chỗ trở xuống, 2 sắc thuế này chiếm khoảng 33% giá bán. Linh kiện, phụ tùng nhập khẩu chiếm tới 48% giá bán buôn xe ôtô cũng khiến giá ôtô trong nước bị đẩy lên cao. Tuy nhiên, Thanh tra Bộ Tài chính khẳng định: "Giá linh kiện nhập khẩu cao, thấp hoàn toàn phụ thuộc vào sự kê khai của các liên doanh. Các cơ quan quản lý Nhà nước không quản lý, giám sát được giá linh kiện, phụ tùng đầu vào nhập khẩu của các công ty sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước". Việc không quản lý được khiến "yếu tố chi phí có tác động rất lớn làm tăng giá thành và giá bán ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước" - Thanh tra kết luận... Bên cạnh đó, Thanh tra Bộ Tài chính cũng làm rõ việc Bộ KH-ĐT và UBND tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện miễn, giảm thuế trong Giấy phép đầu tư không đúng chế độ cho Công ty Honda Việt Nam và Công ty Toyota Việt Nam… Đoàn thanh tra cũng yêu cầu các công ty sản xuất, lắp ráp ôtô phải rà soát lại việc tính thuế GTGT đối với toàn bộ đại lý trong 2 năm 2007-2008 để tính và kê khai bổ sung thuế GTGT do khi nhập khẩu linh kiện thuế suất thuế GTGT áp dụng là 10% nhưng khi công ty xuất bán cho các đại lý lại chỉ tính thuế suất 5%…
philatop_85
philatop_85
Trả lời 14 năm trước
[b]Hiện nay giá ô tô ở VN rất cao - từ gấp rưỡi, gấp đôi - so với khu vực (mặc dù mức bảo hộ cho ô tô lắp ráp (sản xuất) trong nước lên đến 300%). Mặc dù giá cao nhưng thị trường ô tô trong nước cũng liên tục "nóng" với những đợt tăng giá chóng mặt và rất khan hiếm hàng! Tại sao lại có trình trạng nghịch lý như thế?[/b] “Nghệ thuật kinh doanh” kiểu gì? Đặc điểm lớn nhất của ngành công nghiệp ô tô VN là thị trường nội địa quá nhỏ, mức sống thấp, sức mua hạn hẹp trong khi có quá nhiều nhà lắp ráp, gồm 12 liên doanh (kể cả Honda VN mới được cấp phép) và hơn 160 doanh nghiệp trong nước. Thị phần của các liên doanh chiếm đa số, chủ yếu là dòng xe cao cấp, còn doanh nghiệp (DN) VN bước đầu chỉ hướng vào dòng xe chuyên dụng, xe phổ thông. Theo phân tích của một chuyên gia trong ngành, về mặt lý thuyết, khi có nhiều nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ cùng tham gia vào thị trường thì sẽ tạo ra sức cạnh tranh, nhưng với ngành công nghiệp ô tô VN thì ngược lại: Nhà sản xuất không thể tăng sản lượng bán hàng thì tìm mọi cách tăng giá sản phẩm để vẫn đạt lợi nhuận cao nhất. Các chuyên gia trong ngành xem đây là “nghệ thuật kinh doanh”. 11 liên doanh đăng ký sản xuất 146.000 xe/năm, trong thực tế họ chỉ khai thác được 30% công suất. Thông thường, công suất khai thác càng thấp thì càng lỗ vì không thể đủ doanh thu để khấu hao của cả dây chuyền. Thế nhưng các liên doanh vẫn có lãi “khủng khiếp”, chứng tỏ giá bán ô tô đã bị đẩy lên rất nhiều so với giá trị thực của xe. Chuyên gia này cũng nhận định công đoạn lắp ráp ô tô tại VN có chuyện “tiết giảm” một số chi tiết so với tiêu chuẩn đã công bố trong phạm vi cho phép, tức là không làm ảnh hưởng đến tính năng, tác dụng và tổng thành xe. Việc “tiết kiệm” nguyên vật liệu và phụ tùng như vậy được nhà sản xuất tận dụng tối đa để tăng lợi nhuận. Đó là chưa kể đến tiêu chuẩn chất lượng của xe sản xuất ở VN do DN tự công bố không được cao như xe nguyên bản. Trước thời điểm VN cận kề WTO và AFTA, các DN lắp ráp, sản xuất ô tô đã đối phó bằng cách rút ngắn tối đa thời hạn khấu hao vốn đầu tư. Đối với các DN này, hội nhập cũng đồng nghĩa với đối diện khó khăn, vì sản phẩm của họ giá rất cao, không thể cạnh tranh được với xe nhập khẩu. Vì thế, mặc dù biết trước thời hạn bảo hộ không còn bao lâu nhưng từ năm 2002 đến nay, nhiều DN đã chấp nhận bỏ ra vài trăm triệu USD để tham gia vào thị trường lắp ráp ô tô. Tác động từ thuế Nói về triển vọng ngành công nghiệp ô tô VN, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Nguyễn Xuân Chuẩn cho biết các chuyên gia nước ngoài đã kết luận dứt khoát một nguyên tắc cơ bản là một quốc gia phải đạt được GDP đầu người khoảng 1.000 USD/năm mới tạo được thị trường đủ lớn bảo đảm ngành công nghiệp này có lợi nhuận. Nếu GDP đạt 4.000 USD/năm thì mới bảo đảm nền công nghiệp ô tô phát triển nhanh. Cho nên, 10 năm qua, ngành ô tô VN mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu, muốn phát triển thực sự cần khoảng 30 năm nữa. Với hy vọng xây dựng một ngành công nghiệp ô tô phù hợp điều kiện, hoàn cảnh VN, Chính phủ đã dành cho ngành này những ưu đãi đặc biệt về thuế. Ngoài những ưu đãi được quy định trong Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, các DN lắp ráp ô tô còn được hưởng ưu đãi về thuế GTGT, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB). Đối với loại xe con dưới 5 chỗ ngồi, trước năm 2003, thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc là 100% thì nhập khẩu bộ linh kiện CKD và IKD chỉ là 20% và 5%. Xe nhập khẩu phải chịu thuế TTĐB 100% nhưng xe lắp ráp trong nước chỉ nộp thuế 5%. Tính chung lại, mức bảo hộ cho ô tô sản xuất trong nước lên tới gần 300%. Chính sách thì như vậy nhưng thực tế không như mong muốn. Bộ Tài chính đã thừa nhận thời gian qua, chính sách ưu đãi thuế đã bị DN lợi dụng để tăng giá bán, thu lợi nhuận cao thay vì đẩy mạnh tỉ lệ nội địa hóa đến 30%-40% như cam kết để hình thành một nền công nghiệp ô tô thực sự. Phổ biến nhất là hiện tượng giá nhập khẩu linh kiện của các liên doanh bị đẩy lên quá cao so với giá thực tế, có khi gần bằng giá trị xe xuất xưởng từ nước ngoài, còn xe nhập khẩu nguyên chiếc lại được khai giá rất thấp. Từ năm 2004, Bộ Tài chính đã giao Tổng cục Thuế điều tra giá linh kiện nhập khẩu của DN và đầu năm nay, Tổng cục Hải quan cũng được chỉ đạo rà soát giá nhập khẩu ô tô, xe máy của DN để có căn cứ thu đủ, thu đúng cho Nhà nước và xác định được giá ô tô tại thị trường VN. Thế nhưng, kiểm soát đầu vào của các liên doanh ô tô là việc “ngoài tầm tay” cơ quan quản lý, bởi lẽ những nhà sản xuất ô tô có mặt ở VN đều có quy mô toàn cầu, giá linh kiện, sản phẩm do chính họ quyết định, người làm chính sách không thể biết được. Chỉ cần thay đổi xuất xứ C/O, giá trị linh kiện đã thay đổi và đương nhiên, lợi nhuận của DN cũng sẽ khác. Và thị hiếu “tốn tiền” Sau hai đợt tăng thuế GTGT và TTĐB kể từ năm 2003, giá xe bán ra thị trường đến nay đã tăng tới 50%. Thế nhưng có một nghịch lý là bất chấp giá xe tăng vọt, cao gấp 1,5 lần đến 2 lần giá xe cùng loại của khu vực và quốc tế, sức mua của thị trường VN vẫn tăng trưởng tới 30%. Số liệu của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô VN (Vama) cho thấy 3 tháng đầu năm nay, các DN thành viên đã bán ra tổng cộng 6.932 xe, cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Khách hàng thậm chí còn “đi cửa sau” với các đại lý để mua được xe đúng thời điểm mong muốn. Nguyên nhân của sự khan hiếm, một phần do nhà sản xuất tuyên bố cắt giảm sản lượng vì dự báo sức mua sẽ giảm do giá tăng. Thực chất sản lượng giảm nhưng lợi nhuận của nhà sản xuất còn tăng thêm vì họ “thu thuế hộ Nhà nước” trong giá xe mới và nhân tiện thu luôn thêm lợi nhuận cho mình. Nếu như trước đây, thị hiếu tiêu dùng của người VN chỉ quanh quẩn hai khái niệm: xe máy phải là Honda, ô tô phải là Toyota thì nay ngày càng nhiều khách hàng chỉ “kết” dòng xe cao cấp, bất chấp chuyện giá cả. Đây cũng là lý do để các nhà sản xuất làm giá xế hộp “thực hư” đến vài chục ngàn USD. Xét cho cùng, giá xe hơi ở VN bị đẩy lên cao vì thị trường quá hẹp, mức đầu tư quá lớn nhưng nhà sản xuất lại muốn khấu hao nhanh. Sắp tới, thị trường ô tô VN có thể lành mạnh hơn vì có hai nguồn cung cấp mới. Thứ nhất là nguồn xe nhập khẩu được giảm thuế từ 0%-5% khi VN tham gia CEPT và AFTA vào cuối năm 2007, thuế TTĐB đối với xe sản xuất trong nước cũng được nâng dần lên 90%. Khi đó, người dân không dễ gì mua xe trong nước nếu giá vẫn ngang bằng xe nhập khẩu như hiện nay: Thứ hai là nguồn cung cấp của các DN VN mới tham gia đầu tư với công nghệ chủ yếu nhập từ Trung Quốc, giá thành sản phẩm được hứa hẹn là sẽ rẻ hơn so với giá các liên doanh đang bán.
Nguyễn Tuấn
Nguyễn Tuấn
Trả lời 13 năm trước
Trích dẫn:
Từ bài viết của philatop_85
Hiện , xe phổ thông.


Xét cho cùng, giá xe hơi ở VN bị đẩy lên cao vì thị trường quá hẹp, mức đầu tư quá lớn nhưng nhà sản xuất lại muốn khấu hao nhanh.

Sắp tới, thị trường ô tô VN có thể lành mạnh hơn vì có hai nguồn cung cấp mới. Thứ nhất là nguồn xe nhập khẩu được giảm thuế từ 0%-5% khi VN tham gia CEPT và AFTA vào cuối năm 2007, thuế TTĐB đối với xe sản xuất trong nước cũng được nâng dần lên 90%. Khi đó, người dân không dễ gì mua xe trong nước nếu giá vẫn ngang bằng xe nhập khẩu như hiện nay: Thứ hai là nguồn cung cấp của các DN VN mới tham gia đầu tư với công nghệ chủ yếu nhập từ Trung Quốc, giá thành sản phẩm được hứa hẹn là sẽ rẻ hơn so với giá các liên doanh đang bán.

Xe giảm giá trừ khi các chính sách của Bộ TC và Bộ CT bớt ưu ái cho các doanh nghiệp oto VN đi.

Ai đời xin ưu đãi thuế NK linh kiện, giá xe vẫn tăng vù vù. Chính sách quản lý vĩ mô của bộ máy quản lý NN có vấn đề trong việc bảo hộ các DN oto này. Dân kêu cứ kêu, tớ tăng cứ tăng, tiền thầy (quan chức) cứ bỏ túi. Vậy sao mà nói chuyện dân được nhờ

Trần Xuân Phong
Trần Xuân Phong
Trả lời 13 năm trước

Đơn giản là do thuế nhập khẩu cao thế thôi.

Nguyễn Ngọc Tuấn
Nguyễn Ngọc Tuấn
Trả lời 13 năm trước

Cái này vĩ mô lắm, nước mình thuộc lại nghèo nhất TG nhưng giá xe lại đắt nhất TG :D, lắm nghịch lý

Nguyễn Văn Chiến
Nguyễn Văn Chiến
Trả lời 13 năm trước

vì thuế nhập khẩu ô tô vẫn còn cao. nhà nước đánh thuế cao như vậy để hạn chế sư dụng ô tô vì hệ thống giao thông còn kém quá. tắc đường suốt. nghe đâu đến 2015 thuế nhập khẩu sẽ hạ xuống con trong khoảng từ 0-10% tùy tưng loại xe đấy.