Đèn vàng nhấp nháy, nên đi hay dừng?

Đèn vàng nhấp nháy, nên đi hay dừng?

Nghe nói vượt đèn vàng cũng bị phạt như vượt đèn đỏ đúng không nhỉ?

Ly Con
Ly Con
Trả lời 7 năm trước

Vấn đề không phải là có phạt hay không phạt, phạt như thế nào, mà có lẽ vấn đề cần bàn là quy định này tại nghị định 46/2016 có trái pháp luật không?

Theo khoản 3 điều 10 Luật giao thông đường bộ năm 2008 (điều luật đang có hiệu lực pháp luật) thì khi có tín hiệu đèn vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ khi đã đi quá vạch thì được đi tiếp.

Cho dù không có giải thích thì những ai đã từng điều khiển phương tiện giao thông đều biết khi đi có tín hiệu đèn vàng mà bánh xe trước chưa đè lên vạch thì phải cho xe dừng lại, bất kể trường hợp nào, trừ xe ưu tiên được vượt đèn vàng, thậm chí đèn đỏ theo quy định.

Còn nếu khi có tín hiệu đèn vàng mà bánh trước của xe đã đi quá vạch dừng thì bắt buộc phải đi tiếp, nếu dừng lại là phạm luật.

Quy định này không chỉ phù hợp với luật pháp trong nước mà cả thế giới đều như vậy, nó đã được in thành sách giáo khoa trong các trường dạy lái xe của quốc tế và Việt Nam.

Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ hiện hành thì đèn vàng báo hiệu sự thay đổi của đèn. Khi đèn vàng sáng thì người điều khiển phải dừng xe trước vạch sơn “dừng lại”. Nếu các phương tiện giao thông đã vượt quá vạch mà việc dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải đi tiếp.

Mặc dù các quy chuẩn này chưa giải quyết hết những vướng mắc quy định tại điểm c khoản 3 điều 10 Luật giao thông đường bộ, nhưng cũng làm cho người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ khi gặp đèn vàng biết cách xử lý.

Nay nghị định 46 lại quy định khác thì không biết phải giải thích thế nào về các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tập quán của người tham gia giao thông.

Mặt khác, theo quy định của Luật ban hành văn bản thì luật và bộ luật không được trái Hiến pháp; nghị định không được trái luật; thông tư của các bộ ngành không được trái nghị định... Chưa kể Luật giao thông đường bộ còn phải phù hợp với thông lệ quốc tế chứ không thể có chuyện mỗi quốc gia có luật riêng biệt.

Nguy Dinh Quoc
Nguy Dinh Quoc
Trả lời 7 năm trước

Cái gì có thể riêng được thì mới quy định như luật giao thông đường bộ của một số nước quy định vượt bên trái, nhưng một số nước lại quy định vượt nhau bên phải. Vượt trái hay vượt phải cũng đã trở thành thông lệ quốc tế hàng trăm năm rồi, không phải muốn là sửa được đâu!

Nay Chính phủ ban hành nghị định 46 cũng nhằm bảo đảm cho việc lưu thông thuận tiện và cần nâng mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm để góp phần giảm tai nạn giao thông là cần thiết.

Tuy nhiên, cơ quan tham mưu cho Chính phủ ban hành nghị định phải chú ý đến các quy định của Luật giao thông đường bộ xem có phù hợp hay không.

Còn cứ ban hành ra, không cần tính đến có phù hợp hay không phù hợp để đến khi thi hành lại phải rút hoặc hoãn như Bộ luật hình sự 2015 thì không chỉ gây thiệt hại về kinh tế cho Nhà nước mà còn gây bức xúc cho người dân.

Trở lại việc nghị định 46 của Chính phủ quy định phạt người điều khiển giao thông vượt đèn vàng, trước hết nó không chỉ trái Luật giao thông đường bộ, mà trên thực tế không thể áp dụng được, nhất là mức xử phạt cũng như trường hợp vượt đèn đỏ thì không biết toàn bộ hệ thống đèn báo trên cả nước có phải thay không, chưa kể nhiều nút giao thông vào giờ cao điểm chỉ có đèn vàng nhấp nháy?

Vậy người tham gia giao thông có được đi hay phải dừng lại?

Làm gì cũng có sai, có thiếu sót, ngay cả việc Quốc hội thông qua một bộ luật nhưng gần đến ngày có hiệu lực các chuyên gia, luật sư phát hiện nhiều lỗi và Quốc hội đã phải gấp rút ra nghị quyết cho tạm hoãn thi hành.

Huống hồ đây chỉ là một điểm của nghị định mà rõ ràng trái pháp luật và không phù hợp với cuộc sống thì không có lý do gì lại không sửa.

Phan Thuy
Phan Thuy
Trả lời 7 năm trước

Vậy những cột đèn giao thông không có đồng hồ đếm ngược thì có khác gì cái bẫy?

Quach Thinh
Quach Thinh
Trả lời 7 năm trước

Về cái quy định bị phạt khi vượt đèn vàng, nếu vậy thì ta nên bỏ luôn đèn vàng, chỉ còn lại đèn đỏ và đèn xanh. Lúc đèn xanh sáng thì đèn đỏ tắt, vậy ta có thể bỏ luôn đèn xanh, chỉ còn lại đèn đỏ. Lúc nào đèn đỏ sáng thì dừng lại, lúc nào đèn đỏ tắt thì đi, rất thuận lợi và tiết kiệm :D

Tieu Nhuong
Tieu Nhuong
Trả lời 7 năm trước

Ý thức của người tham gia giao thông thôi.

Ton Lap
Ton Lap
Trả lời 7 năm trước

Đèn vàng nhấp nháy thì chạy theo điệu nhấp nháy vậy.

Tuong Kinh
Tuong Kinh
Trả lời 7 năm trước

Đúng rồi xử phạt vượt đèn không khả thi đâu. Nên sửa sai thì hay hơn. Nếu áp dụng sẽ rối như canh hẹ.

Tuyen Tan
Tuyen Tan
Trả lời 7 năm trước

Đang đi trên đường mà gặp đèn vàng hay đèn đỏ 1, 2 giây đầu mà mình dừng lại là y như rằng..... xe phía sau đụng xe mình liền...

Yen Thuan
Yen Thuan
Trả lời 7 năm trước

Tôi ở Sài Gòn từ nhỏ (nay trên 70). Thú thật tôi luôn vượt đèn vàng vì thói quen đã được dạy từ nhỏ: đèn vàng là cảnh báo (không phải hiệu lệnh cấm) sắp có đèn đỏ, giảm tốc độ để sẵn sàng dừng, nhưng chỉ dừng khi đèn đỏ xuất hiện. Đèn đỏ mới là hiệu lệnh cấm vượt qua. Nay thì đỏ cấm, vàng cũng cấm, có hay không có đèn vàng cũng vậy, thêm màu vàng làm chi cho rối. Bỏ đèn vàng đi. Tôi đố tất cả quý vị cảnh sát giao thông thực hành việc sau: đang chạy 40km/giờ đèn xanh, bỗng bật đèn vàng, xe còn cách vạch 5 mét, đố quý vị dừng kịp. Vì thắng gấp quý vị có bị té hoặc bị xe sau tông phải đi cấp cứu thì đừng trách già này xúi bậy, trách quý ngài đẻ ra luật ấy.

An Khoi
An Khoi
Trả lời 7 năm trước

Ở giao lộ phải có đồng hồ đếm ngược, nếu đồng hồ không hoạt động hoặc hiển thị không rõ ràng thì đèn tín hiệu vô dụng và không được xử phạt! Còn đèn vàng thì vẫn sử dụng như lâu nay.