Bánh trƣớc xe quá căng hơi có gây nguy hiểm cho ngƣời điều khiển xe máy không? Lốp xe trƣớc và sau có khác nhau về tính năng và độ an toàn không?

Lốp xe có 4 chức năng chính:
1. Chịu toàn bộ trọng lƣợng của xe
2. Chuyển đổi lực di chuyển và lực phanh trên mặt đƣờng
3. Hấp thụ các chấn động từ mặt đƣờng
4. Giúp duy trì cũng nhƣ đổi hƣớng xe.
Việc duy trì áp suất lốp đúng theo tiêu chuẩn giúp cho các chức năng này ở tình trạng tốt nhất. Điều này đã đƣợc nhà sản xuất thử nghiệm nghiêm ngặt và khuyến cáo
khách hàng tuân thủ đúng quy định. Với các loại xe Honda, bạn có thể tìm thấy tem hƣớng dẫn về áp suất lốp xe dán ngay trên xe hay trong sách hƣớng dẫn sử dụng.
Tác hại khi áp suất lốp xe không đúng tiêu chuẩn:
1. Khi lốp quá non (áp suất lốp xe dƣới tiêu chuẩn):
- Tải trọng của lốp xe sẽ bị bè ra, điều này sẽ rất hại cho thành lốp
- Ma sát giữa lốp xe và mặt đƣờng lớn (do điểm tiếp xúc tăng) dẫn tới động cơ sẽ phải làm việc vất vả hơn, công suất xe giảm (máy nóng, tốn xăng....)
- Điều khiển khó khăn hơn do ma sát lốp xe và mặt đƣờng tăng cũng nhƣ độ cứng không đủ dẫn tới độ linh hoạt lái giảm.
2. Nếu lốp quá căng (áp suất lốp xe lớn hơn tiêu chuẩn)
- Do áp suất lốp xe tăng khi xe chạy (không khí trong lốp giãn nở do ma sát giữa lốp xe và mặt đƣờng làm nhiệt độ lốp tăng) dẫn tới dƣới tải trọng của xe, các lớp bố
dãn nở không đều. Lốp xe sẽ bị giãn nở sau một thời gian sử dụng (lốp bị vặn, méo, phình). Thậm chí, nếu lốp quá căng và bạn chạy xe với 1 quãng đƣờng dài, vận tốc
cao thì rất có khả năng lốp xe bị nổ.
- Ma sát giữa lốp xe và mặt đƣờng giảm đi sẽ làm quãng đƣờng phanh tăng lên, thậm chí sinh ra hiện tƣợng lốp xe bị trƣợt mất điều khiển. Cả hai điều này đều rất
nguy hiểm cho ngƣời sử dụng cũng nhƣ những ngƣời tham gia giao thông xung quanh.
- Khả năng hấp thụ các va chấn từ mặt đƣờng, giảm. Gây bất ổn không thoải mái cho ngƣời sử dụng và hại các chi tiết chính xác trên xe nhƣ các đồng hồ, linh kiện
điện, bóng đèn, giàn nhựa....
- Ma sát giữa lốp xe và mặt đƣờng giảm cũng làm khả năng điều khiển giảm (bạn dễ mất lái khi cua vòng, vào đƣờng trơn trƣợt hay có cát).
Lốp trƣớc và lốp sau có nhiệm vụ khác nhau trong quá trình hoạt động của xe, do đó cấu tạo của chúng cũng có sự khác biệt nhất định, lốp trƣớc chủ yếu làm nhiệm
vụ dẫn hƣớng, do đó cấu tạo về hình dạng của gai lốp thƣờng có dạng gai dọc giúp tăng ổn định khi lái, giảm lực cản lăn, thoát nƣớc tốt và độ trƣợt nhỏ.
Lốp sau có vai trò là lốp chủ dộng, do vậy cấu tạo của gai lốp sau thƣờng có hình dạng gai ngang tạo ra ma sát tốt với mặt đƣờng đồng thời lớp vải bố của bố lốp cũng
thƣờng nhiều hơn để đảm bảo chức năng chịu tải trọng.
Tuy nhiên, cũng có một số loại xe đƣợc trang bị loại lốp có gai dạng kết hợp cả gai ngang và gai dọc cho cả bánh trƣớc và bánh sau để đảm bảo phù hợp với điều kiện
đƣờng của vùng xe hoạt động.
Khi thiết kế các nhà sản xuất tính toán đến điều kiện đƣờng xá, giao thông vùng xe hoạt động cũng nhƣ các yêu cầu vận hành của xe để đảm bảo xe hoạt động an
toàn, ổn định và đạt đƣợc hiệu suất cao nhất. Bạn có thể tìm thấy loại lốp đƣợc yêu cầu trong sách hƣớng dẫn sủ dụng kèm theo xe.

Chưa có câu trả lời nào