Khả năng phát nổ của bình xăng có thể chia thành 2 trường hợp, tia lửa điện xuất hiện từ bên trong bình, hoặc do yếu tố bên ngoài tác động.
Xác suất rất thấp để tia lửa điện xuất hiện từ bên trong bình xăng. Theo một chuyên gia về điện lâu năm trong ngành động lực, nếu bình còn ít xăng, xe lại đi trên đường xóc gây ra hiện tượng sóng sánh. Trong một số trường hợp đặc biệt, sự cọ xát giữa các lớp xăng tạo ra hiện tượng tích điện. Quá trình phóng điện có thể xuất hiện nếu các khu vực tích điện trái dấu ở gần nhau, với một điện lượng đủ lớn có thể hình thành tia lửa điện.
Để hạn chế hiện tượng phóng và tích điện, nhà sản xuất thường thiết kế bình xăng có nhiều ngăn, và được nối mát để triệt tiêu sự tích điện.
Khi được hỏi về khả năng tia lửa điện xuất hiện từ cơ cấu đo mức nhiên liệu. Chuyên gia cho biết có thể có nhưng sẽ rất thấp. Xăng là chất có khả năng cháy nổ rất cao, nên không một nhà sản xuất nào đưa xe ra thị thường mà không tính đến phương án chống tia lửa điện. Tuy nhiên những điều “người tính không bằng trời tính” vẫn xảy ra.
Sơ đồ mạch điện báo xăng trên xe máy. |
Thiết bị đo mức xăng trên xe máy gồm 2 cụm chi tiết chính, cụm biến trở đặt trong bình, và cụm đồng hồ hiển thị.
Mức xăng thay đổi nâng hạ phao xăng làm điện trở của biến trở thay đổi theo, dòng điện chạy ra hai cuộn dây biến thiên, từ trường do cuộn nào sinh ra lớn hơn sẽ hút kim chỉ thị lệch về phía đó nhiều hơn. Các thông số điện trở, biến trở, cuộn dây… sẽ được tính toán để độ lệch của kim báo tỷ lệ với lượng xăng trong bình.
Cụm biến trở báo xăng trên xe Dream. |
Rõ ràng trong bình xăng có tồn tại điện áp chênh lệch trên biến trở nên có nguy cơ tạo ra tia lửa điện. Nhưng dòng điện chạy qua tiếp điểm rất nhỏ và hiệu điện thế lại thấp nên khả năng tạo ra tia lửa không cao. Vị này cho biết thêm, từ trước tới nay chưa thấy có trường hợp nào cháy nổ do hiện tượng phóng điện từ cảm biến đo nhiên liệu.
Các tiếp điểm được để trần không có vỏ bọc. |
Bình ắc-quy là nguồn dòng vì khả năng tạo ra dòng điện lớn. Khi có hiện tượng đoản mạch, cường độ dòng đạt vô cùng, có thể làm nóng chảy cà-lê, thanh thép, hay dây máy khởi động...trước khi ắc-quy nổ. Vì một lý do nào đó, chi tiết nóng đỏ tiếp xúc trực tiếp với bình xăng, làm vỏ bình nóng cục bộ dẫn tới cháy nổ.
Tại Việt Nam, xe máy đã trở thành phương tiện phổ biến, chi phí để sở hữu một chiếc xe không còn quá cao so mới mức thu nhập bình quân. Thế nên, người sử dụng dễ có thái độ coi thường việc bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ, không ít trường hợp thay thế bằng linh kiện kém chất lượng mà không ý thức được rằng những điều đó có thể gây ra tai họa cho bản thân và những người xung quanh.
Các vấn đề cùng góp ý !!!
Vị trí lắp đặt phụ tùng xe không đảm bảo:
1. Như báo đã đăng cũng là 1 nguyên nhân gây cháy nổ.
2. Thùng xăng có đường ống dẫn xăng từ thùng xăng xuống bình xăng con đi qua các vị trí có khả năng gây cháy nổ cao như mô bin điện ( mô bin sườn ), bình acquy, các sợi dây dẫn điện.
+ Bình Acquy: có nguồn điện cao có thể gây cháy nổ ( xác xuất gây ra không cao vì có hộp nhựa bảo vệ nhưng cũng không loại trừ khả năng này )
+ Dây điện: ( là thiết bị dẫn điện) khi bị chạm, bị chuột cắn nhưng không đứt hẳn chúng va chạm với nhau gây nóng hoặc có thể gây ra tia lửa điện. Nếu trường hợp này gặp cùng sự rò rỉ của xăng sẽ gây cháy nổ.
+ Mô bin sườn: ( là thiết bị cung cấp ra nguồn điện cao và là tác nhân tạo ra tia lửa điện đốt cháy nhiên liệu) Một khi có sự rò rỉ của xăng theo đường dẫn xuống gặp ngay mô bin sườn này (vị trí mô bin sườn nằm trùng với đường dẫn ống xăng ) thì tác nhân gây cháy nổ rất cao.
Ở đây chúng ta không quy trách nhiệm cho bên nào hết, mà chúng ta nên cùng nhau tìm ra nguyên nhân và khắc phục những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Xăng có thể đã bị trộn để trở thành chất nổ !
Khoảng 20 năm trước tôi có nói chuyện với 1 người bạn làm chung sở, anh ta cho biết nếu trộn vào xăng 1 chất rất phổ biến nào đó mà đến nay tôi không còn nhớ rõ (hình như là đường ăn (sugar), hay 1 thứ phân bón hóa học nào đó rất dễ mua ở nhiều nơi như home depot, target, walmart, Kmart ...) thì xăng sẽ trở thành 1 thứ chất nổ lỏng có sức công phá khá mạnh, và chỉ cần vài phút sau khi đề máy xe, lượng xăng trộn (chất nổ lỏng) trong bình được dẫn đến bộ phận nẹc lửa thì cả bình xăng sẽ nổ tung ...
Có thể phát ra tia lửa điện từ biến trở
Tôi xin tham gia nội dung trên như sau:
- Tại điểm tiếp xúc của thanh trượt và biến trở có thể phát sinh tua lửa điện, dù điện áp thấp (12VDC) và dòng DC chắc cũng rất thấp. Nhưng khi biến trở bị rỗ, thanh trượt không đều, mấp mô thì vẫn có thể phát sinh tia lửa điện, có thể tia lửa rất yếu nhưng vẫn đủ khả năng kích cháy xăng ở nồng độ cao.
- Nên thiết kế để biến trở không gần khu vực bình nhiên liệu và vật liệu làm biến trở phải đạt chuẩn, đủ công suất, vì nếu ai không tin cứ dùng 1 điện trở có công suất nhỏ đấu trong nguồn nhỏ xem điện trở có sinh nhiệt không???
Lưu ý: Vật liệu và công suất của biến trở cũng là một vấn đề cần xem xét.
Nguyên nhân gây cháy nổ xe gắn máy
Trong các trường hợp xăng rò rỉ, nếu có tia lửa để gây cháy thì chưa đến mức gây nổ. Có 2 nguyên nhân có thể xảy ra :
1/ Có chất gây nổ từ đâu đó do vô tình hoặc cố ý .
2/ Bộ phận đánh lửa hoặc bộ phận bánh cam làm sai thì nổ , khi hoà khí có xăng đang trong giai đoạn đưa vào thì đánh lửa
- Bộ phận đánh lửa có thể do các linh kiện điện tử gây ra
- Bộ phận bánh cam do sai sót cơ khí ( nên cam bị đứt hoặc giản làm sai thì nổ )
( Thân Vinh )
Mong đợi sự làm việc công tâm của nhà chức trách
Tôi rất mong là cơ quan chức năng sẽ làm việc thật công tâm để người dân nghèo đỡ khổ hơn và không để xảy ra tình trạng tương tự.
Về ý kiến của anh Quang Minh-chuyên gia về vũ khí nổ thì căn cứ vào tình thực tế tôi có ý kiến như sau:
- nếu là xăng đỗ tràn xuống thì nhiệt độ bên ngoài ống xả là bao nhiêu có thể gây cháy nổ. Theo tôi khả năng này không cao là do xe mới vừa ra khỏi ngõ làm gì mà nhiệt độ ống xả cao, hai là đỗ xăng đã đi được vài ngày rồi, sao không phát hiện được.
- Nếu cũng là do xăng đỗ từ trong bình ra cháy do ông pô thì phải gặp dòng nhiệt bên trong ống pô, lúc đó ống pô phải bị thủng để xăng chui vào. cái này cũng vô lý quá xe mới mua. và nếu thủng do nứt hay khuyết tật thì cũng là lỗi do nhà sản xuất chứ không phải do lỗi người tiêu dùng.
Hiện tại hình ảnh mới chỉ thấy một phần, mong rằng các cô chú ở ban biên tập post thật nhiều ảnh lên, và cuối cùng tôi mong đợi nhất là sự làm việc công tâm và có nhiệt huyết từ cơ quan chức năng.
Rất nhiều nguyên nhân
Tôi nhận thấy rằng, vì lợi ích kinh doanh nên hiện nay rất nhiều đại lý có các chiêu kiếm lợi nhuận mà xe chưa đảm bảo chất lượng như: Lấy xe từ đại lý thì ít nhưng tự mua vật tư và lắp ráp bán lấy lời thì có nhiều (những vật tư này chưa hẳn đảm bảo chất lượng: làm lại, ko nguồn góc, ... chưa nói đến các kỹ thuật của đại lý chỉ là các ông đi học việc); Thuế mà tìm mọi cách để lách thì chẳng có trường hợp nào mà đại lý ko vì lợi nhuận; Có hỏng thì đưa tới bảo hành, bảo hành thì nhân viên lại tìm cách đưa ra những chiêu ngoài chính sách bảo hành để thu lại chi phí vật tư phải bảo hành; Nói cho cùng thì chưa hẳn Nhà máy honđa có lỗi, vì nhà máy cần có uy tín về thường hiệu còn đại lý thì chẳng cần mà nhà máy đâu biết? Cái nhân tôi củng từng đi bảo dưỡng xe nhiều đại lý, nhưng thấy cách làm việc của họ rất lom com; Vì thế, nếu bình luận thì hy vọng có nhà chức trách làm rỏ vụ việc mới cụ thể. Những ông chủ kinh doanh mà quá mất lương tâm thì củng nên xem lại
Xe cháy nổ
Tôi là kỹ sư nghành cơ khí ô tô máy kéo đây , xin hỏi báo cái là kết cấu nắp xăng ra sao mà bảo bình xăng phát nổ được? Có phải có lổ nhỏ thông thôi để đồng áp suất với áp suất không khí không? Nếu không có lỗ này trên nắp xăng thì làm sao xăng chảy xuống ống dẫn đến bình xăng con? Vậy nó có bị nén ép để tăng áp suất như buồng xi-lanh đâu mà nổ như bom được , cái nữa điện tích trái dấu nhưng ở mức độ ampe là vào nhiêu ? Volt là bao sinh ra hiện tượng phóng tia lửa điện . Việc chất lỏng ma xát thành kim loại chắc chắn sinh ra điện từ nhưng ở khối lượng chất lớn như xe bồn chổ đầu , xăng .... các dạng xe này điều phải có phần nói mát với mặt đất vì điện tích sinh ra rất lớn khả năng phóng điện trong môi trường không khí khô rất cao . Nên giải pháp người ta dùng dây xích kéo lê nó trên mặt đường để nối mát chống phát ra tia điện gây nguy hiểm
Khả năng xảy ra cháy nổ xe honda
Theo tôi 99% sảy ra cháy nổ bình xăng honda vừa qua đó là khi chị ấy đổ xăng vặn nắp xăng không chặt mà xăng đổ đầy bình nên khi chạy xăng xóc trào xăng ra ngoài chảy xuống cổ bô nóng lửa cháy bén vào trong bình cháy nhanh, tăng áp suất gây nổ liền nên xăng nhiều làm cho sức nổ lớn công phá mạnh hất văng nạn nhân ra xa thì trường hợp trên như tôi dẫn là hoàn toàn đúng. Các anh cứ thử lấy lượng xăng với thể tích như trên thử nghiệm như tôi nói là xác định được ngay thủ phạm gây nổ. Vì vậy đây không phải do lỗi nhà sản xuất mà do lỗi người sử dụng.(tôi đã gặp trường hợp này với xe 67 năm 1985 rồi, may mà tôi chỉ đổ xăng trong bình có 1.5l nên tôi còn sông sót đến ngày hôm nay, tôi cũng là chuyên gia về vũ khí nổ nên tôi hiểu nổ về xăng dầu, mong cơ quan chức năng tham khảo.
Do chuột!!!
Tôi gặp trường hợp này: Để xe Leed trong kho vài hôm rồi lấy ra để chạy. Ban đầu đổ xăng 50 nghìn. Đi được vài km thì hết xăng. Xuống kiểm tra thì mới giật mình vì xăng chảy ướt đẫm gầm máy xe ! May mà không cháy nổ. Đi sửa mới thấy dây kim phun điện tử bị chuột cắn đứt. Ngoài ra thỉnh thoảng các dây điện trong xe máy bị chuột cắn là khá phổ biến. Hiện nay thấy có nhiều xe bị cháy nên liên tưởng tới chuyện này. Đây có thể là một trong những nguyên nhân cháy nổ xe gần đây chăng. Cách khắc phục đơn giản :
- Không để xe ở nhà kho hay những nơi có nhiều chuột sinh sống.
- Bôi mỡ nhớt (không phải mỡ ăn) vào các dây điện sẽ hạn chế chuột cắn phá. cách này hơi bẩn chút nhưng khá hiệu quả.
Hoặc:
Một khả năng gây cháy xe gắn máy.
Như đã biết, xăng rất dễ bốc hơi và có thể trở thành hiểm họa nếu như nồng độ bốc hơi cao, tích tụ và gặp tia lửa điện trong khi xe gắn máy có rất nhiều vật liệu dễ bùng cháy như nhựa, cao xu. Các bạn nên chú ý một số trường hợp sau:
1. Nên chú ý đóng kín nắp bình xăng sau khi đổ xăng.
2. Nên kiểm tra thường xuyên những chỗ rò rỉ xăng trong quá trình xử dụng và thay thế ngay khi có thể.
3. Quan trọng! Một số trường hợp khi đổ xăng không chú ý bị trào ra, thường khi trào ra xăng sẽ tích tụ ngay tại miệng bình xăng và lan ra các nơi lân cận. Khi đi sẽ gây nóng máy và sẽ bốc hơi xăng và nhất là những hôm trời nóng sẽ dễ gây cháy xe khi đang lưu thông.