Đã có ai dịch được catalog của xe máy SCR 110 sang Tiếng Việt chưa cho toii xin với. Cảm ơn nhiều

Hà Nội
Hà Nội
Trả lời 16 năm trước
Em ko dịch được bác ạ. Nên chỉ có mấy thứ này bác tham khảo nhá Sàn xe của Honda SCR110 khá giống với sàn xe của Spacy và là nơi bố trí bình xăng ở phía dưới. Điều này có thể giúp cho cốp xe có thêm khoảng trống tuy nhiên đây cũng là một điểm yếu của SCR110. Khi bình xăng được đặt phía dưới thấp hơn so với máy thì việc hút nhiên liệu lên động cơ thông qua hệ thống bơm xăng. Hệ thống bơm hút xăng của SCR hoạt động như một máy bơm nước. Máy bơm nước chỉ có thể thực hiện việc hút, bơm nước khi có sẵn một lượng nước mồi nhất định trong bơm. Vì vậy khi sử dụng Honda SCR110 bạn phải luôn chú ý tới mức nhiên liệu còn trong xe, khi kim đồng hồ nhiên liệu chạm tới vạch đỏ cuối cùng có nghĩa trong bình xăng của bạn đang còn 1,2 lít xăng, đủ cho bạn có thể đi tới trạm xăng để thực hiện ngay việc tiếp thêm xăng. Nếu để lượng xăng mồi trong bơm hết trước khi tiếp thêm xăng thì bơm xăng sẽ không thể hoạt động được và dĩ nhiên bạn không thể nổ máy được. Và khi điều đó xảy ra, bạn nên đưa xe ra cửa hàng sửa chữa gần nhất, tháo hệ thống bơm ra và đổ xăng mồi vào sau đó bơm xăng mới có thể hoạt động bình thường. Nói tiếp về nước giải nhiệt, vẫn quen gọi là nước coolant. Nhờ có pha chế thêm Ethylene Glycol (cũng được gọi là anti-freeze), sức chịu nóng của nước coolant cao lên, chứ không sôi ngay ở mức 100 độ C như bình thường. Tuy nhiên, như vậy vẫn chưa đủ. Nhiệt độ trong lốc máy có lúc lên tới 121 tới 135 C. Dù có pha thêm ethylene glycol, nhiệt độ này cũng sẽ làm sôi dung dịch, và do đó vô hiệu hóa công tác hút nhiệt của nước Coolant. Vì thế kỹ sư chế tạo đã thực hiện thêm một công tác khác để có thể nâng độ sôi của nước coolant lên cao hơn nữa: Ðó là dùng sức nén. Cũng như trong nồi nấu áp suất, nước có thể chịu được nhiệt độ cao hơn trước khi sôi, thì độ sôi của nước coolant trong lốc máy cũng sẽ cao hơn nếu được tăng áp suất. Ở áp suất cao, chất lỏng chịu nóng được thêm 25 độ C nữa. Ðó là nói về nước, còn Ethylene Glycol cũng được pha thêm một hóa chất đặc biệt, gọi chung là Additive, để chống bào mòn. Máy Bơm (Water Pump) Máy bơm là một động cơ ứng dụng nguyên tắc ly tâm, được vận hành bởi một sợi dây kéo nối với trục lốc máy, nhờ đó mỗi khi lốc máy hoạt động, thì tự khắc máy bơm sẽ vận hành theo. Máy bơm gồm một động cơ có nhiều cánh, khi động cơ xoay tròn thì các cánh này sẽ gạt nước ra theo ứng dụng ly tâm. Coolant từ bình tản nhiệt (Radiator) được hút vào máy bơm qua một lỗ hổng gần ngay tâm điểm máy. Từ đây, dưới tác động của các cánh động cơ xoay tròn, nước bắn trở ra ngoài, theo một đường khác vào lốc máy. Trong lốc máy, nước làm nhiệm vụ chính của mình là hấp thụ hơi nóng phát sinh do tiến trình cháy nổ, được đưa lên đầu ống xi lanh, rồi trình diện “điều nhiệt”, tức điều nhiệt kế, để được kiểm tra độ nóng. Nếu xét thấy nước đã nóng lên tới một nhiệt độ nào đó, không còn hữu dụng trong công tác hút nhiệt nữa, điều nhiệt kế sẽ mở “cửa ải” cho nước chảy qua, để trở về với bộ tản nhiệt, khởi đầu một chu kỳ mới. Nếu nước chưa đủ nóng, xét thấy còn có thể hấp thụ thêm hơi nóng, điều nhiệt kế sẽ không mở ải cho nước chạy qua, mà đẩy nó thẳng xuống máy bơm, để từ đó bơm vào máy tiếp tục công tác hút nhiệt. Tựu trung, chu kỳ của dòng nước có thể tóm tắt như sau: Từ bình tản nhiệt sang máy bơm, vào máy, lên đầu xi lanh, qua điều nhiệt kế, rồi lại về bình tản nhiệt... Lốc máy (engine block) Lốc máy và đầu xi lanh có sẵn nhiều rãnh đã được đúc sẵn làm đường đi cho dòng nước coolant. Các rãnh này sẽ đưa nước đến với những bộ phận quan trọng nhất bên trong lốc máy. Nếu máy vận hành quá lâu mà không được làm mát trở lại, kim loại chế đầu piston sẽ mềm ra, và dính vào thành xi lanh, không di chuyển được nữa. Ðến mức này, đầu máy đã hư hoàn toàn, chỉ còn có cách liệng bỏ, chứ không sao hồi phục được. Ðể giảm bớt nhu cầu và sự đòi hỏi đối với nước coolant, các kỹ sư đã tìm ra một phương thế làm máy bớt nóng, bằng cách tráng một lớp men ceramic mỏng lên mặt trong của đầu xi lanh. Ceramic là chất liệu có độ dẫn nhiệt rất kém, nhờ đó giảm bớt sức nóng chuyền thẳng vào phần kim loại bên trong đầu xi lanh, đẩy nhiệt lượng này thoát ra ngoài ống bô. Bình Tản Nhiệt (Radiator) Bình tản nhiệt, như tên gọi là bộ phận phát tán sức nóng, chuyển nhiệt lượng từ trong nước coolant vào luồng khí do một cánh quạt cực mạnh liên tục nạp vào từ không gian bên ngoài. Bình tản nhiệt ngày nay đa số được chế bằng Aluminum (nhôm). Ðúng ra đó là một tập hợp các ống nhôm dẹp xếp nằm song song với nhau trong lòng bình. Trên các ống nhôm dẹp là lớp vi cá, được thiết kế để dẫn hơi nóng trong ống ra ngoài, chuyển sang các luồng khí đang được nạp vào bình với sức thổi cực mạnh của động cơ cánh quạt. Ðó là nguyên tắc cơ bản về tản nhiệt. Trên thực tế, để thúc đẩy nhanh tiến trình phát tán hơi nóng, người ta có thể thiết kế thêm một loại “vi cá” đặc biệt trong lòng ống để khuấy động dòng nước chảy trong đó. Vì, nếu cứ để nước chảy qua ống một cách đều đặn, êm ả, thì chỉ có số nước tiếp giáp thành ống là được trực tiếp giải nhiệt mà thôi. Nhờ có các “vi cá” bên trong, nước được khuấy đều để thay phiên tiếp xúc với thành bình và nhả nhiệt vào đó. Tiến trình tản nhiệt, như vậy, trở nên hiệu quả hơn nhiều. Nắp Áp Suất Nắp áp suất chính là cái nắp đậy bình tản nhiệt. Chúng ta chỉ nghĩ một cách giản dị về cái nắp như một bộ phận để đậy bình. Thực ra, công dụng của nó không đơn thuần như thế. Nó có thể làm tăng độ sôi của nước coolant lên thêm 25 độ C nữa. Tại sao cái nắp đơn giản lại có thể làm được chuyện đó? Thì cũng như cái nồi nấu áp suất đề cập đến trong phần trước, nước trong nồi tăng độ sôi là vì được nén dưới áp suất cao. Cái nắp bình tản nhiệt đúng là một cái Valve, được thiết kế với độ nén 15 psi. Dưới áp suất này, độ chịu nóng của nước trong bình được tăng thêm 25 độ C nửa trước khi sôi và bốc hơi. (sưu tầm)