Cách test xe hơi?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Chắc chắn hầu hết các bạn đều đã quen với các đoạn video kiểm nghiệm khả năng va đập quay chậm mà các nhà sản xuất sử dụng để quảng bá độ an toàn cho xe của họ. Tuy nhiên, test xe không chỉ đơn thuần như vậy. Quá trình này có những chi tiết mà bạn có thể ngỡ ngàng.

Trước khi bất kỳ mẫu xe mới nào xuất hiện trên thị trường, nó sẽ phải trải qua một qui trình thử nghiệm (test) để đảm bảo độ an toàn, chắc chắn và chấp nhận được theo yêu cầu khách hàng. Công đoạn test này hàm chứa một số đòi hỏi của chính phủ, song, hầu hết nội dung chính do các nhà sản xuất ôtô đưa ra để đảm bảo họ có thể đáp ứng qui chuẩn cụ thể về tốc độ, mức tiêu thụ nhiên liệu, độ thoải mái và nhiều chỉ số khác. Và sau đây là 5 điều bạn chưa hề biết về test xe:

1. Hệ thống đánh giá

Trong thương mại, các nhà sản xuất ôtô thường khoe chiếc xe của họ đạt điểm an toàn “5 sao” để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, vì biết rằng yếu tố được bảo vệ tốt trong trường hợp xảy ra tai nạn là một trong những tiêu chí hàng đầu được đem ra cân nhắc khi mua xe. Tuy nhiên, ngoài phương diện là mồi nhử khách hàng, rất ít người hiểu rõ các hệ thống đánh giá độ an toàn của xe hơi.

Bạn cần biết, ở Mỹ có hai cơ quan tiến hành các kiểm nghiệm va đập để xác định chỉ số an toàn của ôtô. Một trong số đó là cơ quan của chính quyền liên bang gọi là Cơ quan an toàn đường bộ quốc gia (NHTSA). Về chức năng, NHTSA chịu trách nhiệm xử lí nhiều tính năng an toàn – như dây đai an toàn và hộp đồng hồ côngtơmét có lớp đệm bảo vệ. Một cơ quan kiểm nghiệm quan trọng khác là Viện bảo hiểm an toàn đường bộ (IIHS), tổ chức được các công ty bảo hiểm ôtô hậu thuẫn. Hai cơ quan này sử dụng hai hệ đánh giá an toàn khác nhau (cũng như có các trình tự khác nhau để kiểm khiệm khả năng va đập của ôtô).

1


NHTSA sử dụng hệ thống sao như chúng ta hay thấy. Ví dụ, với kiểm nghiệm va đập với đầu xe, chỉ số thấp nhất – một sao – khi có từ 46% trở lên nguy cơ chấn thương nặng khi xảy ra tai nạn. Với chỉ số cao nhất – 5 sao – nguy cơ chấn thương nặng khi xảy ra tai nạn chỉ từ 10% trở xuống. Với IIHS, họ lại đánh giá xe theo 4 loại: Poor (Tồi), Marginal (Hơi tồi), Acceptable (Chấp nhận được) và Good (Tốt). Xếp hạng trên được đưa ra sau một loạt các kiểm nghiệm va đập với phần đầu xe ở tốc độ 40 dặm/giờ (64,4km/giờ), cũng như các kiểm nghiệm va đập với thân xe và kiểm nghiệm khả năng xe bị lật.

2. Thử nghiệm để xe điện phát ra tiếng ồn

Xe chạy điện (EV) thường chạy rất êm ở tốc độ chậm trong khi đôi lúc chúng ta cũng cần tới tiếng ồn phát ra từ ôtô để có thể xác định khoảng cách hay hướng đi của chúng. Việc xe điện hầu như không phát ra tiếng ồn khiến nhiều người lo ngại về nguy cơ khi nó hoạt động trên phố trong bối cảnh xe điện ngày càng được chấp nhận rộng rãi. Những người này lo ngại do xe điện chạy quá êm nên dễ gây ra tai nạn với người bộ hành và thậm chí có thể dẫn tới tử vong vì khó nhận biết.

Điều đặc biệt ở xe điện là nó chạy êm, không gây ra tiếng ồn giống như động cơ đốt trong. Vì thế người ta đã tiến hành thử nghiệm các loại âm thanh “nhân tạo” để bổ sung vào xe điện, giúp chúng phát ra tiếng ồn lớn hơn. Hiện các nhà nghiên cứu ở Đại học Warwick của Anh đang thử nghiệm một chiếc van chạy điện, được lắp các thiết bị, để có thể phát ra một số tiếng động “giả” song có thể nhận biết. Một phần trong cuộc thử nghiệm này gồm công đoạn lái xe xung quanh khu lưu trú của Đại học Warwick để lấy ý kiến đánh giá của người dân.

3. Dân thường cũng thành vật thí nghiệm

Khi các nhà sản xuất tung ra một mẫu xe mới, có thể tạo ảnh hưởng lớn tới người tiêu dùng, họ sẽ tuyển các nhóm đông người để thử nghiệm. Nhóm người này càng đa dạng thì chiếc ôtô càng cho thấy rõ những điểm mạnh và điểm yếu của nó khi được tiêu thụ trên thị trường. Những thử nghiệm đó, mặc dù có qui mô lớn và tốn kém, song giúp các nhà sản xuất có thể xác định độ khả thi của chiếc xe cũng như những chi tiết cần cải thiện trước khi tung ra thị trường với số lượng lớn.

1


Một trong những thử nghiệm khá nổi tiếng như vậy là với chiếc xe điện EV1 của General Motors (GM). Cuộc thử nghiệm này bắt đầu từ năm 1996 và có rất nhiều người đã tham gia nhằm xác định xem liệu chiếc xe có đáp ứng được các nhu cầu sử dụng hàng ngày hay không? Liệu nó có đủ nhanh khi chạy trên đường trường hay không? Liệu người sử dụng có chấp nhận những hạn chế của chiếc xe hay không?. Điều quan trọng nhất là liệu thị trường có đủ lớn để đưa xe vào sản xuất hàng loạt hay không?. Nhiều người tham gia thử nghiệm cuối cùng đã sốc sau khi GM thông báo ngừng dự án EV1. Hãng Nissan cũng thu được rất nhiều thông tin có lợi sau cuộc thử nghiệm với người dân vào năm 2009 và 2010 cùng chiếc xe điện LEAF. Nhờ các cuộc thử nghiệm này, với rất nhiều người tham gia và ở hàng loạt điều kiện khác nhau, Nissan mới có thể xác định được những thông số chính xác về chiếc xe.

4. Xem video kiểm nghiệm xe

Kiểm nghiệm khả năng va đập của ôtô không chỉ là một phần trong qui trình test trước khi các mẫu xe mới được đưa ra thị trường mà nó còn là phần thú vị.

Bạn sẽ thấy rất ấn tượng khi xem các đoạn video thử va chạm cũng như kết quả trên IIHS. Không phải tất cả các mẫu xe đều có video kèm theo, tuy nhiên chúng ta có thể xem được những video này của nhiều mẫu xe thương mại quan trọng. Những video này sẽ cho thấy những va chạm ở tốc độ bình thường, quay chậm và quay chậm cận cảnh hình nộm ngồi trong. Một số người có thể thấy hơi khó chịu với các cảnh quay chậm cận cảnh hình nộm ngồi trong xe, tuy nhiên, quả thực các cảnh này cung cấp cho chúng ta những kiến thức sâu rộng cả về cách thức sản xuất chiếc xe an toàn hơn lẫn vốn kiến thức phong phú khi tậu xe dựa trên độ an toàn.

1


5. Thử va đập bằng xác chết

Trong các video, chúng ta bất ngờ với các cảnh quay chậm cho thấy những gì diễn ra khi khối thép - kính nặng cả tấn đâm vào chướng ngại vật cố định ở tốc độ cao. Người ngồi bên trong xe, đương nhiên là các hình nộm vô tri vô giác, phải chịu những xung lực mạnh. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng những thân hình thật – hay xác người chết – cũng đóng vài trò quan trọng trong các thử nghiệm va đập này. Và cho đến tận ngày nay vẫn như vậy, dù xác chết không còn được sử dụng với tần xuất như trước kia. Mô hình lập trình bằng máy tính nay đã thay thế đáng kể vai trò của những xác chết.