Con Nan
Trả lời 15 năm trước
Về quy trình làm việc, hai thiết bị này gần như đều có những bước làm tương đồng. Tuy nhiên, điểm khác biệt đầu tiên có thể dễ dàng nhận thấy đó là nguồn điện: ở hệ thống hồi phục thân vỏ bằng thép nguồn điện sử dụng chủ yếu là dòng điện xoay chiều 3 pha, nhưng hệ thống hồi phục thân vỏ bằng hợp kim nhôm chỉ sử dụng nguồn điện dân dụng 220V và tuỳ vào kích thước Ø từng đầu đinh nhôm mà người thợ có thể lựa chọn mức độ của dòng điện khác nhau.
Súng bắn đầu rút nhôm cũng khác rất nhiều so với súng rút thép vì đinh nhôm được làm dưới dạng vít xoắn với nhiều kích cỡ để có thể sử dùng phù hợp cho từng vết va chạm nặng hay nhẹ. Tiêu chuẩn cho các đinh nhôm sử dụng phổ biến gồm Ø4, Ø5, Ø6 và Ø8.
Hiện tại ở trong nước chưa có nhà sản xuất cũng như nhà cung cấp mặt hàng này nên khi sử dụng hết, toàn bộ những chiếc đinh nhôm đều được trung tâm nhập về từ Mỹ. Với một bộ thiết bị đầy đủ thường có 4 dụng cụ chính: tay nắn, búa gò giật, gò láng, rút nhôm (thép) với giá thành lên tới gần 300 triệu đồng.
[b]Ưu điểm[/b]
Với các vết va chạm nhẹ nằm ở vùng cánh cửa, sử dụng phương pháp hồi phục thủ công hay trang thiết bị chưa đầy đủ, người thợ thường phải tháo toàn bộ phần táp-luy và dùng búa tác động từ phía trong để gò, thời gian làm mất khoảng 3 tiếng.
Nhưng khi sử dụng thiết bị phục hồi thân vỏ bằng hợp kim nhôm được trang bị đầy đủ chức năng, người thợ sẽ không cần phải tháo táp-luy mà vẫn có thể tiến hành phục hồi thân vỏ. Chính điều đó sẽ đảm bảo nội thất của chiếc xe không bị tháo rời tránh việc hỏng hóc ngoài ý muốn và đây cũng là điểm nổi bật nhất của thiết bị này.
Đi kèm thiết bị này còn có bộ phận rút hơi chân không để hút các vết lõm nhẹ mà không cần xử lý qua các thao tác nào khác, như vậy sẽ không phải sơn lại chỗ vết lõm vừa xử lý, tiết kiệm thời gian cũng như tiền bạc cho chủ xe.
Đối với các công ty kinh doanh bảo hiểm phương tiện cơ giới, nhất là khi doanh nghiệp ký kết hợp đồng bảo hiểm cho những chiếc xe ôtô giá trị lớn có các chi tiết được chế tạo bằng hợp kim nhôm.
Thay vì các công ty này thường phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để đền bù hoặc bảo hiểm khi những chiếc xe đó xảy ra va chạm, thì giờ đây với sự xuất hiện của thiết bị phục hồi thân vỏ xe bằng hợp kim nhôm, họ sẽ giảm bớt được gánh nặng chi phí đó. Vì chi phí để hồi phục thân vỏ xe chỉ bằng một phần rất nhỏ giá trị thay mới toàn bộ.
Ví dụ:
- Thay mới Cabô xe BMW X5 bằng nhôm giá 23 triệu + sơn 1,8 triệu, đặt hàng x số ngày. Nhưng phục hồi chỉ 1 triệu + sơn 1,8 triệu trong 3 ngày.
- Thay mới tai xe Mercedes-Benz E240 bằng nhôm giá 13 triệu + sơn 1 triệu, đặt hàng x số ngày. Nhưng phục hồi 1 triệu + sơn 1 triệu trong 3 ngày.
[b]Nhược điểm[/b]
Do để trang bị một bộ thiết bị này với đầy đủ dụng cụ, người chủ gara phải bỏ ra khoảng 300 triệu đồng, do đó bước đầu chi phí cho công việc này còn tương đối cao.
Và nếu cùng một vết va chạm trên hai nguyên vật liệu hợp kim nhôm và thép, công việc xử lý phục hồi thân vỏ hợp kim nhôm sẽ tốn nhiều thời gian do vật liệu hợp kim nhôm phức tạp hơn rất nhiều.
Một số chi tiết trên xe cao cấp thường được chế tạo từ hợp kim nhôm
Đầu đinh nhôm sử dụng trong quá trình rút điểm không có khả năng tái sử dụng, khi hết thường phải nhập khẩu từ nước ngoài cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho chi phí phục hồi thân vỏ cao hơn.
Nhìn chung, số lượng xe sử dụng hợp kim nhôm vào chế tạo các chi tiết thân vỏ chưa được nhiều, kể đến xe liên doanh trong nước mới chỉ có Mercedes-Benz còn hầu hết các liên doanh khác vẫn sử dụng thép để chế tạo, vì vậy việc trang bị thiết bị phục hồi thân vỏ bằng hợp kim nhôm vẫn còn được chưa phổ biến tại các gara sửa chữa.
Quá trình phục hồi tai xe được chế tạo từ hợp kim nhôm
Trước mắt trung tâm uỷ quyền sửa chữa ôtô Bosch nhập thiết bị này về mới chỉ phục vụ sửa chữa cho một lượng ít những dòng xe cao cấp, đa phần là dòng xe nhập khẩu. Tuy nhiên, trong tương lai không xa, hướng đi này sẽ là bước tiến lâu dài hiệu quả của trung tâm Bosch nhằm đón đầu về công nghệ sửa chữa phục hồi thân xe.
Theo Autonet