Tại sao lại có những sự sắp xếp như thế này? Những đường quốc lộ thông thường sẽ có 3 làn chính: ngoài cùng gần con lươn nhất là ô tô con, ô tô du lịch, làn giữa là xe tải, xe container v.v.. và trong cùng là xe máy, xe đạp, xe thô sơ.. nếu như vậy thì sẽ nguy hiểm cho xe ôtô con mất.
Theo thiết kế đường bộ, một con đường ko bao giờ thẳng hoài mà sẽ có những khúc cua, mục đích là cho tài xế đường dài ko bị mất tập trung khi phải lái hoài 1 con đường thẳng (có thể sẽ ngủ quên hoặc trổ tài nhắm mắt đạp ga), vì lí do như vậy nên bắt buộc phải cho xe ôtô con đi ngoài cùng, xe tải đi làn giữa, vì tốc độ các xe này là khá cao, nếu vào cua ở tốc độ như vậy thì nếu xếp cho xe tải chạy làn trong cùng (sát con lươn) sẽ rất dễ bị lật hoặc mất lái lao ra làn giữa (do góc cua quá nhỏ). Còn việc xếp cho xe tải ra làn ngoài cùng (làn xe máy) là ko thể, vì sao thì chắc bạn cũng biết rồi.
Nên thứ tự hợp lý sẽ là ôtô con - xe tải - xe máy, thô sơ..
Còn việc nguy hiểm cho xe ôtô con thì hên xui thôi bạn àh, nếu tuân thủ luật giao thông, chạy đúng làn đường, đúng tốc độ thì chẳng sao cả.
Thân.
Bởi vì các làn xe đều được phân biệt theo tải trọng
xe siêu trường siêu trọng, xe tải loại trên 4,5T; xe chở người 54 ghế ngồi, 16 đến 30 ghế ngồi, 9 đến 16 ghế ngồi và dưới 9 ghế. Và xe từ 3,5T đổ xuống.
fân làn đường hay gặp : ô tô con + xe máy, làn xe thô sơ, xe tải...
Tại vì đó là Việt Nam. Ở nước ngoài người ta không có qui định đó. Xe nào đi làn nào cũng được, vượt bên phải, bên trái đều được (ở những đường có từ 2 làn xe trở lên cho một chiều đi) miễn là đi đúng phần đường và tốc độ qui định. Có thể trong tương lai luật giao thông Việt Nam sẽ phải sửa đổi cho phù hợp. Tại sao mình không áp dụng những tinh hoa của nhân loại mà cứ thích tự nghĩ ra luật của riêng mình nhỉ?