Loại sách | Văn học việt nam - Nghiên cứu-Lý luận-Phê bình |
Tác giả | Sái Phu |
Số trang | 284 |
Kích cỡ | 13x19cm |
Nhà xuất bản | Trẻ |
Tìm theo vần | V |
Hình thức bìa | Bìa mềm |
Khối lượng | 220 gram |
Nội dung tóm tắt |
Trong giới nghiên cứu và giảng dạy tiếng Việt chúng ta còn quá ít những cuộc trao đổi, thảo luận, phê bình. Một ý kiến độc đáo, một phát hiện mới mẻ thường không gây được một phản ứng nào đáng kể, dù tích cực hay tiêu cực, có lẽ là do một thái độ nể nang hay kính nhi viễn chi nào đó. Trước tình hình như vậy khó lòng có thể thúc đẩy sự tiến bộ thực sự của ngành, vốn đòi hỏi một mối quan hệ đồng nghiệp chặt hơn và lành mạnh hơn, cho phép những cuộc trao đổi thẳng thắn và bổ ích hơn. Trong một số sách báo, bài vở viết về tiếng Việt của ta được công bố từ trước tới nay, đôi khi có những câu, những đoạn, mà nội dung hay hình thức khó lòng có thể chấp nhận được. Đó có thể là những lỗi của nhà in, nhưng cũng có thể do tác giả, trong một phút đãng trí, lỡ tay viết nhịu mà thành. Dù sao, những lỗi ấy cũng chưa bao giờ được đính chính, và do đó có thể làm thành những cạm bẫy có phần nguy hiểm đối với người đọc, nhất là đối với học sinh và sinh viên mới học những năm đầu… …Trong khoa học, người đọc có quyền đòi hỏi tác giả cho biết lý do của những ý kiến quá mới lạ. Nếu không, khó lòng có được một ngôn ngữ chung để mà hiểu nhau, để mà học tập nhau, để mà thảo luận với nhau. Những tư liệu đăng trong sách này lấy từ những lời bình chú ngoài lề sách, mong giúp tác giả và người đọc xem lại những chỗ không thể không biện minh, báo cho người đọc biết trong sách vở và báo chí có những chỗ viết nhịu như thế, và giúp các tác giả xem lại khi sách cần được tái bản…. Chọn những trường hợp viết nhịu cần đính chính nhất trong con số hàng ngàn trường hợp đã ghi được từ mấy năm nay và lần lượt đăng trên tạp chí Ngôn ngữ và đời sống trong hai năm 2000-2001 ở chuyên mục Viết nhịu. Cuốn sách nhỏ này chủ yếu tập hợp những bài đã công bố ở tạp chí trên…
|