Loại sách | Văn học nước ngoài - Truyện lịch sử |
Tác giả | Lâm Ngữ Đường. |
Số trang | 236 |
Kích cỡ | 13x20.5cm |
Nhà xuất bản | Văn hoá thông tin |
Tìm theo vần | T |
Hình thức bìa | Bìa mềm |
Khối lượng | 220 gram |
Nội dung tóm tắt |
Võ Tắc Thiên (tên riêng Võ Chiếu, 625 – 16 tháng 12 năm 705). Tên của bà ban đầu là cái tên không may mắn nên được Đường Thái Tông đổi tên thành Võ Mỵ Nương khi bà còn làm Tài Nhân trong cung. Khi lên ngôi Hoàng đế bà đổi tên thành Võ Chiếu , chữ Chiếu trong tên bà vốn là chữ chiếu nhưng để may mắn bà đã tự tạo chữ mới (nhật nguyệt đương không) và là một trong những chữ trong Võ Hậu Tân tự. Bà là nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc đã lập ra triều đại của riêng mình, nhà Võ Chu , và cai trị dưới cái tên Thánh Thần Hoàng Đế (từ 690 đến 705). Việc bà nổi lên nắm quyền cai trị bị các nhà sử học Khổng giáo chỉ trích mạnh mẽ nhưng các nhà sử học từ sau thập kỷ 1950 đã có cái nhìn khác về bà.
Năm 649, Đường Thái Tông chết, và theo thói thường đối với những người thiếp, Võ Mị Nương phải rời cung để vào một ngôi chùa Phật giáo, nơi bà sẽ phải xuống tóc.
Không lâu sau, có lẽ là vào năm 651, bà lại được vua Cao Tông, con của Thái Tông, đưa trở lại hoàng cung bởi vì ông đã sửng sốt trước sắc đẹp của bà khi đi cúng tế cho cha. Vợ vua Cao Tông, hoàng hậu họ Vương đóng vai trò quan trọng trong việc đưa Võ Mị Nương hòa nhập lại vào cung đình. Nhà vua lúc ấy đang rất sủng ái một phi tần họ Tiêu và hoàng hậu hy vọng rằng khi có một người thiếp đẹp mới nhà vua sẽ thôi chú ý tới người phi kia. Các nhà sử học hiện nay đang tranh cãi về câu chuyện lịch sử này, và một số nghĩ rằng Võ Tắc Thiên trên thực tế chưa hề rời khỏi hoàng cung, và rằng có thể bà đã có tình ái với vị thế tử (người sau này là vua Cao Tông) từ trước, khi vua Thái Tông còn đang sống. Dù sự thực thế nào chăng nữa, vẫn chắc chắn rằng tới đầu những năm 650 Võ Tắc Thiên đã là thiếp của vua Cao Tông và bà được gọi là Chiêu Nghi mức cao nhất trong chín cấp bậc của những phi tần thuộc hàng thứ hai. Việc vị hoàng đế lấy một trong những người thiếp của cha mình, và lại từng là một sư nữ như các nhà sử học truyền thống tin tưởng là một cú sốc đối với những nhà đạo đức Khổng giáo.
Võ Tắc Thiên nhanh chóng bộc lộ tài năng của mình trong việc vận động và lập mưu mẹo. Đầu tiên bà tống Tiêu phi cho khỏi bị ngáng đường, mục tiêu tiếp sau chính là hoàng hậu. Năm 654, con gái của Võ Tắc Thiên bị giết. Vương Hoàng hậu bị nghi ngờ là ở gần phòng của đứa trẻ. Bà bị nghi là đã giết nó vì ghen tuông và sau đó bị hành hình. Truyền thuyết kể rằng Võ Tắc Thiên đã giết chính con của mình, nhưng có lẽ điều này là do các đối thủ của bà và các nhà sử học Khổng giáo bịa ra. Ngay sau đó, bà được hoàng đế phong làm Thần Phi ở thứ bậc cao hơn bốn phi tần cao nhất và chỉ kém hoàng hậu. Cuối cùng, tháng Mười Một năm 655, Vương hoàng hậu bị giáng phong và Võ Tắc Thiên được đưa lên làm hoàng hậu. Sau đó Võ hậu giết Vương hậu cùng Tiêu phi một cách tàn bạo - họ bị đập nát chân tay và sau đó tống vào những thùng rượu to để họ còn sống khổ cực thêm ít ngày nữa. |
Mục lục |
Mở đầu
Hồi 01 - Biết kể thế nào
Hồi 02 - Vua Thái Tôn và Mị Nương
Hồi 03 - Mị Nương trở lại Hoàng cung
Hồi 04 - Củng cố địa vị
Hồi 05 - Mị Nương làm Chánh Cung Hoàng Hậu
Hồi 06 - Võ Tắc Thiên
Hồi 07 - Thanh trừng những kẻ chống đối
Hồi 08 - Những điều sợ hải
Hồi 09 - Những người kín miệng nhất
Hồi 10 - Thành tích của bà nội
Hồi 11 - Nhà tiên đoán thời tiết
Hồi 12 - Thật tuyệt diệu khi chồng chết
Hồi 13 - Những cuộc khởi nghĩa
Hồi 14 - Hệ thống mật thám vĩ đại
Hồi 15 - Đại Vân Kinh
Hồi 16 - Tôn thất nhà Đường bị tiêu diệt
Hồi 17 - Thánh Mẫu xuống trần
Hồi 18 - Triều đại mới : Nhà Chu thứ hai
Hồi 19 - Định luật bất di dịch
Hồi 20 - Khổng giáo hay hơn hết
Hồi 21 - Bộ óc lớn nhất thời đại
Hồi 22 - Viện Chim Hạc
Hồi 23 - Cuộc xung đột bắt đầu
Hồi 24 - Sướng một ngày là hơn thiên hạ rồi
Hồi 25 - Phải chăng đây là ác giả ác báo ! |