Mô tả sản phẩm: Thần Nông Bản Thảo Kinh - Đào Ẩn Tích
Thần Nông Bản Thảo Kinh
Tác giả: Đào Ẩn Tích
Dịch giả: Chu Tước Nhi
Thần Nông bản thảo là sách viết về Dược vật học đầu tiên của Trung Quốc, gọi tắt là ‘Bản thảo kinh’ hay ‘Bản kinh’.
Là bộ khảo cứu cây thuốc cổ nhất của Trung Quốc. Sách còn có tên là: Chính loại bản thảo. Tương truyền vào thời tiền tấu sách do Thần Nông soạn ra, nguyên bản thất truyền, mà nội dung của sách được truyền từ đời này qua đời khác vẫn được bảo lưu. Sách có 3 quyển, ghi chép 365 loài cây thuốc có tác dụng chữa bệnh từ thời cổ truyền lại, và phân chia thành 3 hạng phẩm chất: Loại không độc gọi là thương phẩm, tức là quân; loại có ít độc hại gọi là trung phẩm, tức là thần; loại có độc tính cao gọi là hạ phẩm tức là tá sử; đối với mỗi loại cây thuốc tác giả giới thiệu khá tường tận về nơi trồng, tính chất, cách chế biến và chữa trị bệnh tật. Là cơ sở để phát triển ngành bản thảo học của Trung Quốc, là tư liệu văn hiến trọng yếu về mặt dược vật học Trung Quốc. Sách Thần Nông Bản Thảo Kinh văn còn lưu truyền đến nay là bản do Lô Phục thời Minh, Tôn Tinh Diễn, Nhàn Quán Quang thời Thanh và Sâm Lập Chi người Nhật Bản thu thập lại.
Sách Thần Nông Bản Thảo có lẽ được hoàn tất vào thời kỳ Tần (221 – 206 TCN), Hán (203 – 220 TCN (có thuyết cho rằng vào thời Chiến Quốc 475 TCN). Sách trước đó đã bị thất truyền, chỉ còn được dẫn lục và bảo tồn trong cuốn ‘Chứng loại bản thảo’… Sau đời Minh sách được in với nhan đề ‘Thần Nông bản thảo kinh’.
Trong sách, ghi 365 loại dược vật, chia làm 3 loại là Thượng, Trung và Hạ phẩm. Giới thiệu 365 loại dược vật, chia làm 3 loại là:
– Thượng phẩm, 120 loại.
– Trung phẩm, 120 loại.
– Hạ phẩm, 125 loại.
– Thực vật 252 loại.
– Động vật 67 loại.
– Khoáng vật 46 loại.
Cuốn sách Thần nông bản thảo kinh có bố cục như sau:
Quyển một. Tự lệ
Quyển hai. Thượng phẩm: tổng cộng 120 loại thuốc quý, có thể gọi là thảo dược không độc, chủ yếu nuôi dưỡng cơ thể, tăng cường sức khỏe...
+ Bộ thảo 草部 (73): Xương bồ, Nhân sâm…
+ Bộ mộc 木部 (20): Phục linh, Câu kỷ tử…
+ Bộ nhân 人部 (1): Phát (tóc) tu (râu)…
+ Bộ thú 兽部 (6): Long cốt, Ngưu hoàng…
+ Bộ quả 果部 (5): Đại táo, Bồ đào…
Quyển ba. Trung phẩm: gồm 120 vị thuốc có thể làm thần dược, dược phẩm không độc hoặc có độc. Chủ về bổ dưỡng, trong đó có vị có thể bổ hư, bồi bổ cơ thể như long nhãn, đương quy, bách hợp...; có vị có thể trừ tà kháng bệnh như hoàng liên, hoàng cầm, ma hoàng, bạch chỉ...
+ Loại kim thạch (14 loại): Hùng hoàng, Thủy ngân…
+ Loại thảo (cây cỏ) (48): Can khương, Cát căn…
+ Loại mộc (17): Trúc diệp, Kỷ tử…
+ Loại mễ cốc 谷部 (3): Lật mễ, Xích tiểu đậu…
Quyển bốn. Hạ phẩm: có tất cả 125 loại tá sứ dược, đa số có độc, không thể dùng lâu dài. Các bệnh chủ trị phần nhiều là hàn nhiệt tích tụ.
+ Loại kim thạch (9): Thạch hôi, Đại giả thạch…
+ Loại thảo (19): Phụ tử, Thiên hùng…
+ Loại mộc (2): Đào hạch nhân, Hạnh hạch nhân…
– Vị thuốc được phân theo Ngũ vị: chua, mặn, ngọt, cay, đắng.
– Thuốc có tứ khí: hàn, nhiệt, ôn lương…
– Lập thuốc có quân, thần, tá, sứ…
– Dùng thuốc trị các loại: Nội, ngoại, phụ, nhi, ngũ quan (khoảng hơn 170 loại bệnh).
Hiện nay, trong thư viện cổ còn những bản sách thu thập sớm nhất là bản đời Minh (1368 - 1644) của Lô Phúc và 3 bản sau của Tôn Tinh Diễn (đời Thanh), Cố Quan Quang (đời Thanh) và Sâm Lập Chi (Nhật Bản đều có in lại sau ngày Kiến Quốc).