Mô tả sản phẩm: So sánh và cập nhật những quy định mới về luật bảo hiểm xã hội, luật bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
Ngày 20/11/2014, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi), có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016. Luật BHXH (sửa đổi) có 9 chương và 125 điều, kế thừa kết cấu của Luật hiện hành trên cơ sở bỏ một chương về bảo hiểm thất nghiệp, (chuyển nội dung BHTN sang Luật Việc làm); gộp Chương IX: Khiếu nại, tố cáo về BHXH và Chương X: Khen thưởng và xử lý vi phạm của Luật hiện hành thành một chương. Quy định cơ quan BHXH là cơ quan nhà nước có chức năng thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quản lý và sử dụng các quỹ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp; thanh tra việc đóng BHXH, BHTN, BHYT và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này (Điều 93). Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã khắc phục những tồn tại, hạn chế trong chính sách, pháp luật BHXH hiện hành cũng như những khó khăn, bất cập trong tổ chức nhằm mục tiêu thực hiện BHXH cho mọi người lao động.
Bên cạnh đó, để khắc phục những hạn chế bất cập của Luật bảo hiểm y tế hiện hành đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để thu hút người dân tham gia bảo hiểm y tế, hướng tới mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân, ngày 13/6/2014, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 7 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế. So với Luật bảo hiểm y tế năm 2008, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế đã sửa đổi, bổ sung 25/52 điều và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, với nhiều quy định mới như: quy định bắt buộc tham gia BHYT theo hộ gia đình; xây dựng gói dịch vụ y tế cơ bản nhằm tăng dần quyền lợi hưởng cho người tham gia BHYT từ chính sách của Đảng; phân nhóm đối tượng tham gia BHYT theo trách nhiệm để thuận lợi trong triển khai thực hiện chính sách; bảo hiểm xã hội chịu trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế cho người đang nghỉ thai sản; quy định về cấp thẻ BHYT cho trẻ trẻ dưới 6 tuổi và trách nhiệm UBND cấp xã trong lập danh sách tham gia, mở rộng phạm vi quyền lợi BHYT và mức hưởng BHYT; mở thông tuyến khám, chữa bệnh BHYT; tăng mức phạt đối với doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm y tế…
Đối với bảo hiểm thất nghiệp, trước đây được quy định trong Luật bảo hiểm xã hội 2006. Tuy nhiên, sau hàng loạt các luật mới được ban hành, vấn đề BHTN được tách ra và quy định tại Luật Việc làm 2013, chứ không thuộc Luật bảo hiểm xã hội 2014 như trước nữa. Luật Việc làm được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 16/11/2013, có hiệu lực từ ngày 1/1/2015 đã dành riêng một Chương VI quy định về bảo hiểm thất nghiệp trên cơ sở kế thừa các quy định về bảo hiểm thất nghiệp trong Luật bảo hiểm xã hội 2006 và sửa đổi, bổ sung các quy định mới để đảm bảo phù hợp với tình hình mới như: đối tượng, chế độ bảo hiểm thất nghiệp; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động; trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm, học nghề; quỹ bảo hiểm thất nghiệp,…
Nhằm giúp các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và bạn đọc có thêm tư liệu tham khảo về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, Nhà xuất bản Lao động xuất bản ấn phẩm “SO SÁNH VÀ CẬP NHẬT NHỮNG QUY ĐỊNH MỚI VỀ LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI, LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP”
Nội dung cuốn sách gồm có các phần sau:
Phần I: So sánh Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 - 2014
Phần II; So sánh Luật bảo hiểm y tế năm 2008 – 2014
Phần III: So sánh bảo hiểm thất nghiệp (trong Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 và Luật Việc làm năm 2013)
Phần IV: Những điểm mới sửa đổi, bổ sung của Luật bảo xã hội, Luật bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
Phần V: Những quy định mới về Luật bảo hiểm xã hội, Luật bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp hiện hành mới nhất
Sách dày 440 trang, Bìa mềm, khổ 19x27 Giá bìa 350.000 đ/ cuốn