Rao vặtTư vấnHỏi đápHỗ trợ
  Giỏ hàng  Đã xem  Thông báo  Đăng ký  Đăng nhập
Mua hàng thuận tiện hơn qua APP
Tải ứng dụng ngay

Vô Nhất Đại Sư Thích Thiền Tâm - một cao tăng cận đại

0 nơi bán, giá từ : 0₫
Loại sách: Sách tôn giáo - Phật giáoSố trang: 213
Kích cỡ: Đang cập nhậtNhà xuất bản: Phương Đông
Tìm theo vần: VHình thức bìa: Bìa mềm
Vô Nhất Đại Sư Thích Thiền Tâm - một cao tăng cận đại
Thông số kĩ thuật trên Vatgia.com chỉ mang tính tham khảo, thông số có thể thay đổi mà không báo trước.
Nếu bạn phát hiện thông số sai xin hãy Click vào đây để thông báo cho chúng tôi. Xin trân trọng cảm ơn bạn!
Loại sáchSách tôn giáo - Phật giáo
Tác giảNhư Hùng
Số trang213
Kích cỡĐang cập nhật
Nhà xuất bảnPhương Đông
Tìm theo vầnV
Hình thức bìaBìa mềm
Nội dung tóm tắt
THÂN THẾ VÀ THUỞ ẤU THỜI CỦA VÔ NHẤT ĐẠI SƯ THÍCH THIỀN TÂM
A. THÂN THẾ:
Cố Hòa thượng sanh quán tại làng Bình Xuân, quận Hòa Đồng, tỉnh Gò Công (nay đổi lại là tỉnh Tiền Giang) thuộc miền Đông Nam bộ.

Sanh trưởng trong một gia đình Nho giáo có khuynh hướng sùng bái đạo Phật. Thân phụ của ngài là cụ ông Nguyễn Văn Hương, một bậc túc nho, có học vấn và là một nông dân có tánh chơn chất, thật thà của người nơi miền ruộng nương rẫy báy. Thân mẫu của Ngài là cụ bà Giác Ân Trần Thị Dung, một người nội trợ, đảm đang, hiền đức nổi tiếng trong làng.

Cả gia đình của Ngài đều được mọi người trong vùng quý trọng, thường gọi là ông bà “Sáu Hương”. Trong dòng con của gia đình theo thứ tự các huynh đệ, tỷ muội, thì Ngài đứng vào hàng thứ 10 (trong số 13 người con của dòng họ).

Theo lời cụ bà Giác Ân, thân mẫu của Ngài kể lại, thì trong một đêm đó, bà đang ngủ mơ màng, chợt thấy ngoài sân có ánh sáng chói rực, vía bà tưởng chắc có lẽ Tây (người Pháp) thả trái sáng ở gần nhà, (vì các khoảng thời gian đó là những năm loạn lạc đánh nhau giữa Tây và Việt Minh) bà e rằng trái sáng rớt xuống sẽ làm cho nhà bị cháy (vì ở miền quê mái nhà lợp bằng lá dừa nước), nên lật đật dậy chạy ra ngoài xem chừng, thì không thấy có lính tráng hay chuyện gì khác hết. Trong khi bà còn đang ngạc nhiên ngó qua lại để tìm kiếm thì bỗng nghe có tiếng gọi rằng:

- Người nữ kia đến đây ta bảo.
Giọng nói rất oai nghiêm vang ra từ phía trên đầu làm cho bà giật mình ngước mắt nhìn lên thì thấy giữa không trung có một lão bà đang từ từ giáng hạ xuống đất, chính cái ánh sáng mà bà tưởng là do trái châu của Tây bắn ra lúc nãy là từ ở nơi thân mình của bà lão này phát ra.

Cụ bà nghĩ đây chắc là tiên, hay Phật gì giáng hạ nên lật đật quỳ xuống lạy dài. Bà lão khen tốt bảo đứng dậy đoạn kêu bà tới gần và trao cho một hài nhi khoảng chừng 3, 4 tháng mà nói rằng:

- Ngươi hãy nhận lấy và nuôi dưỡng đứa bé này cho ta.
Cụ bà ngần ngại không muốn lãnh vì cụ đã trải qua nhiều lần sanh nở, dưỡng nuôi, sự đau đớn và cực khổ đã làm cho bà ngán ngẩm nên chần chờ, do dự sự quyết định.

Bà lão trợn mắt, ra oai mà bảo:
- Đây là La Hầu La quý tử chẳng phải người thường, bởi ta thấy ngươi là một người hiền đức nên mới trao cho, sao dám từ chối. Hãy nhận lấy mà nuôi dưỡng, sau này sẽ được nhờ nó độ thoát cho về với Phật.

Phần thấy bà lão trợn mắt, ra oai, lớn giọng, phần nghe nói quý tử nên cụ bà cũng ham, đưa tay bồng lấy đứa bé, thấy nó trắng trẻo, dễ thương nên bà cũng vừa ý đẹp lòng. Vừa bồng hài nhi vào tay xong thì bà lão thăng bổng lên cao đi mất, ánh sáng kia cũng theo bà lão mà tắt đi luôn.

Cụ bà giật mình thức dậy thì ra chỉ là một giấc chiêm bao, trong lòng lấy làm lạ lắm, sáng ra cụ mới kể lại cho chồng nghe giấc mộng hồi khuya.

Cụ Ông bảo:
- Chắc có lẽ trời Phật sẽ cho mình sanh con “quý tử” không chừng.

Kể từ đó bà mang thai và điều đặc biệt là kể từ khi cấn thai đứa con này, cụ bà không chịu được mùi thịt cá, nên ăn chay trường. Ở miền quê thì việc chay lạt rất là đạm bạc chớ không cầu kỳ như ở thành phố nên thức ăn chỉ có toàn là rau luộc, tương chao thôi, ấy vậy mà bà vẫn khỏe mạnh, khác hẳn với mấy lúc trước kia đau ốm rề rề.

Trong xã Bình Xuân có một ngôi chùa làng xưa nho nhỏ, không sư trụ trì, chỉ có một ông từ già giữ chùa thắp nhang, tụng kinh, ông có gia đình bên ngoài nên chùa ít khi mở cửa, chỉ trừ vào các ngày 14, rằm, 30, mồng một mới đến chùa tụng niệm mà thôi. Vì thế nên chùa thường bị lâm vào cảnh nhang tàn, khói lạnh.

Cụ bà thấy vậy nên mỗi ngày dành ít thời giờ đến chùa quét dọn, đốt nhang, dộng chuông. Việc này từ trước đến nay cụ chưa bao giờ biết hay phát tâm làm cả, thế mà kể từ khi có mang đứa con này, đối với các việc chùa chiền, công quả cụ bà lại hăng hái và siêng năng hơn bao giờ hết.

Âu cũng là do thiện căn, phúc đức của đứa con mà bà đang mang trong người chiêu cảm ra vậy.

Cụ ông là một bậc thâm Nho, có đọc nhiều sách vở xưa (viết bằng chữ Hán) vì thế nên cụ biết rằng đứa con tương lai của mình chắc sẽ có một cái gì đó đặc biệt hơn các anh chị của nó, cho nên việc mà cụ bà phát tâm làm công quả, đi chùa, lạy Phật, chẳng những cụ ông không ngăn cản chút nào, trái lại cụ còn khuyến khích thêm nữa.

Ngày cụ bà khai hoa, lúc đó vào khoảng rạng đông, bỗng dưng có một cơn mưa nhỏ, hài nhi chào đời nhẹ nhàng chớ không có làm cho cụ đau đớn nhiều như những người con trước.
Cụ ông chiếu theo ngày giờ và vài ba triệu chứng khi sanh ấu nhi ra, tra cứu trong sách toán mệnh học chữ nho xong rồi bảo cụ bà rằng:

- Đứa con này nguyên nó là căn tiên, cốt Phật đầu thai, chớ không phải là con thường như mấy đứa trước đâu. Có điều nó tuổi Ất Sửu mà sanh ra vào buổi rạng đông tức là nhằm lúc con trâu sắp sửa ra đồng cày ruộng, nên lỗi giờ sanh e sau này nó sẽ tha hương khổ cực, nhưng bù lại khi mới sanh có một đám mưa nhỏ, sách nói về sau, khi lớn lên nó không bị nhiễm vào trong đường tình ái, vợ chồng, và nếu như đi tu ắt sẽ được đắc thành chánh quả.

Ví có các sự việc như vậy nên cả hai cụ đều đặc biệt để ý và rất yêu quý đứa con này.
Mục lục

Liên hệ quảng cáo

Liên hệ Quảng Cáo: 02439747875

Hỏi đáp về sản phẩm

Hỏi cộng đồng(Tối thiểu 20 kí tự)
  • Tất cả
  • Thông tin sản phẩm
  • Hỏi đáp
  • Đánh giá
Thông tin sản phẩm
Hỏi đáp
Đánh giá