Loại sách | Sách tham khảo - Trên đại học |
Tác giả | Phan Dũng. |
Số trang | 844 |
Kích cỡ | Đang cập nhật |
Nhà xuất bản | ĐH Quốc Gia TP. HCM |
Tìm theo vần | C |
Hình thức bìa | Bìa mềm |
Nội dung tóm tắt |
Quyển năm "Các thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo cơ bản: Phần 2", tương tự như quyển bốn, được thiết kế thành một chương lớn gồm bốn mục, với tên gọi "Chương 12: Áp dụng các thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo cơ bản".
Trong mục một "12.1. Lý giải một cách lôgích các giải pháp sáng tạo đã có", người viết trình bày cách tìm các thủ thuật có trong giải pháp sáng tạo cho trước, phân tích và sắp xếp chúng theo thứ tự nhất định, dựa trên lôgích nhu cầu–hệ thống.
Mục hai "12.2. Giải quyết các loại mâu thuẫn trong tư duy sáng tạo" tập trung trình bày "Bảng các thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo cơ bản dùng để giải quyết các mâu thuẫn kỹ thuật", "Các biến đổi mẫu (các nguyên tắc phân chia các mặt đối lập) dùng để giải quyết các mâu thuẫn vật lý", các khả năng có thể và các kỹ năng sử dụng chúng. Cũng trong mục này, người viết phác họa một số nét cơ bản của "Từ điển các công cụ dùng để giải quyết các mâu thuẫn vật lý" sẽ được thành lập trong tương lai. Từ điển sẽ giúp một người sử dụng sức mạnh của tri thức và các công cụ sáng tạo, đổi mới của toàn nhân loại.
Mục ba "12.3. Chương trình rút gọn dùng để giải quyết vấn đề và ra quyết định" tổng hợp và tổ chức lại các ý chính, được trình bày từ quyển một đến nay thành một chương trình định hướng, gồm nhiều bước, mang tính kế hoạch để thực hiện quá trình suy nghĩ giải quyết vấn đề và ra quyết định một cách tối ưu, tránh thử và sai. Các ví dụ lấy từ các lĩnh vực khác nhau minh họa việc áp dụng "Chương trình rút gọn" giải các bài toán cũng được trình bày chi tiết trong mục ba này.
Mục bốn (12.4) được dành cho "Tổng kết hệ thống các thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo cơ bản". Nói cách khác, mục bốn giúp bạn có cái nhìn tổng quát sau khi đã đọc quyển bốn và quyển năm. Trong đó, người viết đặc biệt nhấn mạnh các ích lợi (công dụng) của các thủ thuật.
Cuối cùng, Phụ lục cung cấp nhiều thí dụ đa dạng (Phụ lục 1) lấy từ những lĩnh vực khác nhau, các chuyện vui (Phụ lục 2), các tranh vui (Phụ lục 3). Bạn đọc có thể dùng chúng như các bài tập rèn luyện để có được các kỹ năng áp dụng các thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo cơ bản. |