Rao vặtTư vấnHỏi đápHỗ trợ
  Giỏ hàng  Đã xem  Thông báo  Đăng ký  Đăng nhập
Mua hàng thuận tiện hơn qua APP
Tải ứng dụng ngay

Phật giáo Nguyên thuỷ từ truyền thống đến hiện đại

0 nơi bán, giá từ : 0₫
Loại sách: Sách tôn giáo - Phật giáoSố trang: 169
Kích cỡ: 14x20cmNhà xuất bản: Tôn giáo
Tìm theo vần: PHình thức bìa: Bìa mềm
Phật giáo Nguyên thuỷ từ truyền thống đến hiện đại
Thông số kĩ thuật trên Vatgia.com chỉ mang tính tham khảo, thông số có thể thay đổi mà không báo trước.
Nếu bạn phát hiện thông số sai xin hãy Click vào đây để thông báo cho chúng tôi. Xin trân trọng cảm ơn bạn!
Loại sáchSách tôn giáo - Phật giáo
Tác giảThích nhật từ - Trương văn Chung
Số trang169
Kích cỡ14x20cm
Nhà xuất bảnTôn giáo
Tìm theo vầnP
Hình thức bìaBìa mềm
Khối lượng600
Nội dung tóm tắt
Vài nét đại cương về lịch sử Phật Giáo Nguyên Thủy trong bối cảnh chung của Phật Giáo thế giới:
Sở dĩ gọi là Phật Giáo Nguyên Thuỷ là để phân biệt với Phật Giáo Phát Triển về sau. Thực ra trong thời đức Phật còn tại thế chỉ có Đạo Phật, vì Đạo là Chân Lý, Phật là giác ngộ, nên trong thời ấy đơn giản là đức Phật giác ngộ chân lý và chỉ bày Chân Lý ấy cho những ai "ít bụi trong mắt có thể thấy" chứ hoàn toàn không có tính cách một Tôn giáo có tổ chức nào. Đó mới chính là thời kỳ nguyên thủy tự nhiên nhất của Đạo Phật.
Ngay sau khi đức Phật nhập Niết-bàn, một số vị phàm Tăng mới xuất gia vì chưa thấm nhuần đạo pháp, chưa chứng ngộ Chân Lý đã có manh nha một vài khuynh hướng muốn sống tự do ngoài sự thanh nghiêm của đời sống phạm hạnh, nên 3 tháng sau một Đại Hội Thánh Tăng đã được triệu tập để trùng tuyên tất cả lời dạy của đức Phật gọi là Đại hội kết tập Kinh Luật lần thứ nhất với mục đích giữ gìn lại giáo pháp của đức Phật đã tuyên thuyết suốt 45 năm hoằng hoá độ sinh, một mặt để cho những Tăng ni mới có pháp học để hành trì, một mặt để chỉnh đốn Tăng đoàn có quy củ làm gương cho các thế hệ về sau.
Từ đó Kinh Luật đã được trùng tuyên trở thành khuôn vàng thước ngọc để Tứ chúng y giáo phụng hành thay cho sự hướng dẫn trực tiếp, uyển chuyển, tự nhiên của chính đức Phật khi Ngài còn tại thế. Cũng từ đó Đạo Phật bước sang một bước ngoặt mới, có phần nào mang tính tôn giáo hoặc hình thức giáo đoàn nên bắt đầu có tên là Phật Giáo – giáo đoàn lấy Kinh Luật đã kết tập làm tôn chỉ hành đạo. Bởi vì khuynh hướng của chư vị Thánh trưởng lão là muốn bảo nguyên những lời dạy của đức Phật, nên Đạo Phật trong thời kỳ này được xem là Phật Giáo Nguyên Thuỷ.
Nhưng khoảng 100 năm sau đức Phật nhập Niết-bàn, trong Giáo đoàn Phật giáo không tránh khỏi phát sinh những điểm dị biệt tùy vào cách giải thích Kinh Luật đã được trùng tuyên lần thứ nhất. Vì vậy, bắt đầu manh nha những trường phái luận giải sai biệt. Các vị trưởng lão lại mở Đại hội kết tập Kinh Luật lần thứ 2 để khẳng định lập trường bảo nguyên của Phật Giáo Nguyên Thuỷ
Nhưng rồi đến khoảng 200 năm sau đức Phật nhập Niết-bàn thì khuynh hướng phát triển đã hình thành trên dưới 20 bộ phái có giáo đoàn khác nhau. Thực ra tư tưởng dị biệt của những bộ phái này không khác nhau lớn lắm, và hình thức y bát thì vẫn không có gì thay đổi. Tuy nhiên điều khác biệt lớn nhất là có hai khuynh hướng rõ rệt: Một là khuynh hướng Nguyên Thủy giữ nguyên nội dung kết tập Kinh Luật lần thứ nhất, hai là khuynh hướng phát triển thêm những Luận Giải. Do đó, song song với lần kết tập thứ 3 của Phật Giáo Nguyên Thủy ghi lại Tam Tạng bằng ngôn ngữ Pàli, thì đã có Đại hội kết tập Kinh Tạng lần thứ nhất của các bộ phái, mà hiện nay còn lại các bộ A-hàm (Agama) và một số Luận Sớ viết bằng ngôn ngữ Sanskrit (Trong thời kỳ này giai cấp Bà-la-môn phát triển trở lại, họ đã dựa trên ngôn ngữ Pāli mà đức Phật tự chế ra trong quá trình thuyết giảng, để biên soạn thành ngôn ngữ Sanscrit, cho nên các nhà khảo cổ nghiên cứu về nguồn gốc ngôn ngữ ở Ấn độ đã xác định Pāli là mẹ đẻ của Sanskrit – Pāli is the Mother of Sanskrit, Habir Angar Ee, 1994).
Thời kỳ các bộ phái phát triển kéo dài cho đến khi Phật Giáo Đại Thừa ra đời – khoảng 600 năm sau Phật lịch, tức khoảng đầu công nguyên. Khi Phật Giáo Đại Thừa ra đời thì các bộ phái có khuynh hướng phát triển trước đó được xem là Tiểu Thừa, và các bộ phái này dần dần mai một trước sự phát triển mạnh mẽ của tư tưởng Đại Thừa cho đến khi không còn tồn tại nữa. Riêng Phật Giáo Nguyên Thủy không nằm trong khuynh hướng phát triển vì vẫn giữ lập trường bảo nguyên Chánh Pháp nên vẫn còn tồn tại và hưng thịnh tại các nước Đông Nam Á, song song với sự phát triển của Phật Giáo Đại Thừa xiển dương ở các nước Phương Bắc.
Từ khi Phật Giáo có khuynh hướng phát triển thì sau lần kết tập Tam Tạng lần thứ 3, Phật Giáo Nguyên Thủy vẫn tiếp tục kết tập Tam Tạng lần thứ 4, thứ 5 và lần thứ 6 được tổ chức tại Yangon (PL.2500 - DL.1954) để khẳng định lập trường bảo toàn Phật Giáo Nguyên Thủy của mình. Sau lần kết tập Kinh Luật lần thứ nhất, các lần kết tập sau có hệ thống lại Tam Tạng Giáo Điển và có thêm phần Chú Giải, rồi phụ Chú Giải và phụ phụ Chú Giải, nên ngoài Chánh Tạng vẫn có thêm phần Luận Giải theo truyền thống Nguyên Thủy của Phật Giáo để phân biệt với các bộ Sớ Luận của Tiểu Thừa và Đại Thừa.
Dù chủ trương phát triển hay giữ gìn bản sắc nguyên thủy của Phật Giáo thì tất cả các Tông môn Hệ phái đều có chung một cốt lõi là Giác ngộ Giải Thoát. Tuy nhiên, Từ Đạo Phật Nguyên Thủy đến Phật Giáo Nguyên Thủy, từ Phật Giáo Phát Triển Tiểu Thừa đến Đại Thừa, có thể nói chung lịch sử Phật Giáo đã đi qua các thời kỳ chuyển biến
Thởi kỳ Chánh Pháp: Khi đức Phật còn tại thế Đạo Phật lấy Chân Lý hiện thực mà đức Phật trực tiếp khai thị làm gốc. Sau khi đức Phật nhập Niết-bàn Phật Giáo Nguyên Thủy lấy Kinh Luật được kết tập lần thứ nhất bằng ngôn ngữ Pāli làm gốc. Trong hai giai đoạn này Giáo pháp của đức Phật vẫn còn giữ tương đối nguyên vẹn chưa có biến đổi nào.
- Thời kỳ Tượng Pháp: Tượng Pháp lúc đầu có nghĩa là Pháp tương tự, vì các bộ phái Phật Giáo Tiểu Thừa lấy các Kinh A-hàm và những Luận Sớ viết bằng ngôn ngữ Sanskrit (như Câu-xá luận, Thành Thật luận...) do họ kết tập làm gốc, nên nếu so sánh giữa các Kinh Pāli Nikāya và Kinh Sanskrit Agama thì cũng có thể xem như gần giống nhau nên gọi là pháp tượng tự với chánh pháp. Về sau Tượng Pháp có nghĩa là Pháp biểu tượng vì khi Phật Giáo Đại Thừa phát triển ra nhiều Tông, mỗi Tông lấy Kinh Luận của mình làm gốc (như Hoa Nghiêm Tông lấy Kinh Hoa Nghiêm làm gốc, Thiên Thai Tông lấy Kinh Pháp Hoa làm gốc v.v...). Phần lớn các Kinh Luận phát triển thời bấy giờ lấy biểu tượng thay cho chân lý hiện thực. Thí dụ mỗi vị Phật, mỗi vị Bồ-tát, mỗi linh ảnh... đều biểu tượng cho một đức tính cao quý của Thực Tánh Chân Đế, như Tính Giác, Trí Tuệ, Định Lực, Từ, Bi, Hỷ, Xả v.v...). Trong thời kỳ tượng pháp này, do nổi bật tính biểu tượng mà Phật Giáo chia ra hai hướng rõ rệt: Hướng phát triển triết học với các bộ luận và hướng gia tăng tín ngưỡng với các bộ kinh.
- Thời kỳ mạt pháp: Mạt có nghĩa là ngọn, vì trong thời kỳ này những Tông phái chính đã chia thành nhiều tông chi riêng biệt y như những cành chính chia ra nhiều nhánh ngọn (chi mạt) vậy. Tín đồ các tông chi này đã lấy đức tin thay cho giới định tuệ trong thời chánh pháp và tượng pháp. Những biểu tượng Phật, Bồ-tát không còn là tượng trưng cho phẩm chất cao quý trong tự tánh nữa mà đã trở thành thần tượng đầy uy lực có thể cầu xin ban ơn cứu khổ. Thế là từ một Đạo Phật uyên nguyên trong sáng tự nhiên “duy tuệ thị nghiệp” trở thành Phật Giáo đa tông phái với nhiều hệ tư tưởng và phương tiện khác nhau để đáp ứng căn cơ của đại đa số quần chúng, và từ Phật Giáo đa tông phái trở thành những hình thức Tín Ngưỡng lấy Phật và Bồ-tát làm thần tượng để cúng bái cầu xin.
Một câu hỏi cần được đặt ra rằng: Đó là quá trình phát triển hay thoái hóa của Đạo Phật? Và đó phải chăng là phát triển về số lượng, nhưng thoái hóa về phẩm chất?
) Bản sắc của Phật Giáo Nguyên Thủy:
Nếu trong quá trình phát triển có tiến hóa, có thoái hóa, có nguy cơ biến chất thì lúc đó vai trò của Phật Giáo Nguyên Thủy là giới thiệu lại bản sắc ban đầu của Đạo Phật mà mình còn giữ được. Bản sắc đó là gì?
Trước khi Đức Phật ra đời, hầu hết các tôn giáo đều hướng đến những lý tưởng cao viễn ở bên ngoài (như Tiểu Ngã tu luyện để trở thành Đại Ngã), hoặc nương tựa vào một hay nhiều thần lực siêu huyền nào đó ở trên cao (như Nhất Thần giáo và Đa Thần giáo). Thế mà ngay khi mới chào đời Bồ-tát Siddhattha không đề cập gì đến bất kỳ thần linh hay ngoại lực nào, Ngài đã dõng dạc tuyên bố:
Mục lục

Liên hệ quảng cáo

Liên hệ Quảng Cáo: 02439747875

Hỏi đáp về sản phẩm

Hỏi cộng đồng(Tối thiểu 20 kí tự)
  • Tất cả
  • Thông tin sản phẩm
  • Hỏi đáp
  • Đánh giá
Thông tin sản phẩm
Hỏi đáp
Đánh giá