Rao vặtTư vấnHỏi đápHỗ trợ
  Giỏ hàng  Đã xem  Thông báo  Đăng ký  Đăng nhập
Mua hàng thuận tiện hơn qua APP
Tải ứng dụng ngay

Bất ổn kinh tế vĩ mô ở Việt Nam

0 nơi bán, giá từ : 0₫
Loại sách: Kinh tế - Kinh tế khácSố trang: 0
Kích cỡ: 16x24cmNhà xuất bản: Kinh tế quốc dân
Tìm theo vần: BHình thức bìa: Bìa mềm
Bất ổn kinh tế vĩ mô ở Việt Nam
Thông số kĩ thuật trên Vatgia.com chỉ mang tính tham khảo, thông số có thể thay đổi mà không báo trước.
Nếu bạn phát hiện thông số sai xin hãy Click vào đây để thông báo cho chúng tôi. Xin trân trọng cảm ơn bạn!
Loại sáchKinh tế - Kinh tế khác
Tác giảPGS.TS. Hạ Thị Thiều Dao
Kích cỡ16x24cm
Nhà xuất bảnKinh tế quốc dân
Tìm theo vầnB
Hình thức bìaBìa mềm
Nội dung tóm tắt
Từ năm 2007, Việt Nam chính thức mở cửa kết nối với kinh tế thế giới. Nền kinh tế mở rộng hơn và sâu hơn với các cam kết mở cửa về cả thương mại và đầu tư. Cũng từ thời điểm này, các vấn đề của nền kinh tế cũng biểu hiện một cách rõ ràng hơn: lạm phát tăng lên hai con số, tỷ giá hối đoái biến động, thâm hụt ngân sách trở nên trầm trọng, dự trữ ngoại hối giảm mạnh… Tình trạng bất ổn này sẽ là những rào cản cho tăng trưởng và phát triển của Việt Nam, làm giảm sút đầu tư nước ngoài, có thể dẫn đến bất ổn tài chính và bất ổn khu vực ngân hàng.

Nhằm giúp độc giả có thêm thông tin về bất ổn kinh tế vĩ mô, nhóm tác giả đã tìm hiểu và giới thiệu: (i) các chỉ tiêu đánh giá mức độ tăng giảm của bất ổn kinh tế vĩ mô MII và mi; (ii) các nguyên nhân cũng như các giải pháp mà các nước đang phát triển đã áp dụng để giảm bất ổn kinh tế vĩ mô.

Từ cơ sở lý thuyết và phân tích tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam, nhóm tác giả đã đi đến các kết luận: (i) Các chỉ tiêu mi và MII của Việt Nam cho thấy kinh tế vĩ mô của Việt Nam thực sự rơi vào trạng thái bất ổn khá lớn trong hai giai đoạn 1998 – 1999 và 2007 -2011 với thâm hụt ngân sách và lạm phát là hai biến số có ảnh hưởng lớn nhất đến các chỉ số này; (ii) luồng vốn vào ròng ồ ạt gây áp lực lên cung tiền, góp phần gây ra tăng trưởng nóng và lạm phát, đồng thời cũng tạo ra bong bóng tài sản; (iii) Chính sách tiền tệ và tài khóa đã nhận biết những tác động bất lợi từ những biến động bên ngoài và đã có những phản ứng thích hợp tuy nhiên thời điểm, liều lượng tác động còn chưa thích hợp nên làm giảm hiệu quả của chính sách.

Dựa trên những kết luận đó nhóm tác giả đã đưa ra một số giải pháp gợi ý nhằm giảm bất ổn kinh tế vĩ mô cho Việt Nam từ việc giảm tác động từ bên ngoài giảm tác động của chính sách.
Với mong muốn đem đến cho Quý độc giả những thông tin kinh tế vĩ mô bổ ích và giúp Quý độc giả có thể dễ dàng tiếp cận các tài liệu mà nhóm tác giả đã sử dụng trong quá trình viết sách này, chúng tôi giữ nguyên các trích dẫn.
Mục lục
LỜI GIỚI THIỆU
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: BẤT ỔN KINH TẾ VĨ MÔ
1.1. KHÁI NIỆM BẤT ỔN KINH TẾ VĨ MÔ
1.2. ĐO LƯỜNG BẤT ỔN KINH TẾ VĨ MÔ
1.2.1. Các biến số kinh tế vĩ mô đơn lẻ
1.2.2. Các chỉ số bất ổn kinh tế vĩ mô
1.3. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN BẤT ỔN KINH TẾ VĨ MÔ
1.3.1. Nguyên nhân từ bên ngoài
1.3.2. Nguyên nhân từ bên trong
CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM GIẢM BẤT ỔN KINH TẾ VĨ MÔ TỪ CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
2.1. GIẢM BẤT ỔN DO TÁC ĐỘNG TỪ BÊN NGOÀI
2.1.1. Đối với biến động tỷ lệ ngoại thương
2.1.2. Đối với tác động của dòng vốn vào
2.1.3. Đối với những tác động của khủng hoảng kinh tế
2.2. GIẢM BẤT ỔN DO TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH
2.2.1. Đối với những bất ổn phát sinh từ chính sách tiền tệ
2.2.2. Đối với những bất ổn phát sinh từ thâm hụt ngân sách
2.2.3. Phối hợp chính sách tài khóa – tiền tệ
CHƯƠNG 3: BẤT ỔN KINH TẾ VĨ MÔ Ở VIỆT NAM
3.1. BẤT ỔN KINH TẾ VĨ MÔ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995-2012
3.1.1. Biểu hiện của bất ổn kinh tế vĩ mô qua các biến số đơn lẻ
3.1.2. Bất ổn kinh tế vĩ mô của Việt Nam qua các chỉ số MII, mi
3.2. TÁC ĐỘNG BÊN NGOÀI DẪN ĐẾN BẤT ỔN KINH TẾ VĨ MÔ CỦA VIỆT NAM
3.2.1. Biến động tỷ lệ ngoại thương
3.2.2. Biến động luồng vốn vào ròng
3.2.3. Khủng hoảng kinh tế thế giới
3.3. TÁC ĐỘNG TỪ CHÍNH SÁCH ẢNH HƯỞNG ĐẾN BẤT ỔN KINH TẾ VĨ MÔ
3.3.1. Tác động chính sách tiền tệ đến bất ổn kinh tê vĩ mô
3.3.2. Tác động của chính sách tài khóa đến bất ổn kinh tế vĩ mô
3.3.3. Tác động từ phối hợp chính sách tài khóa – tiền tệ đến bất ổn kinh tế vĩ mô..................................................
CHƯƠNG 4: GỢI Ý GIẢI PHÁP GIẢM BẤT ỔN KINH TẾ VĨ MÔ CHO VIỆT NAM
4.1. QUAN ĐIỂM CHI PHỐI ĐỐI VỚI GIẢM BẤT ỔN KINH TẾ VĨ MÔ
4.1.1. Nền kinh tế thế giới sẽ thường xuyên biến động
4.1.2. Thực hiện lạm phát mục tiêu
4.1.3. Đảm bảo tính nhất quán trong ban hành và thực thi chính sách
4.1.4. Cân đối bài toán lợi ích nhóm và điều hành theo cơ chế thị trường
4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM GIẢM BỚT BẤT ỔN KINH TẾ VĨ MÔ
4.2.1. Giải pháp nhằm ứng phó với tác động từ bên ngoài
4.2.2. Giải pháp điều hành chính sách
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Liên hệ quảng cáo

Liên hệ Quảng Cáo: 02439747875

Hỏi đáp về sản phẩm

Hỏi cộng đồng(Tối thiểu 20 kí tự)
  • Tất cả
  • Thông tin sản phẩm
  • Hỏi đáp
  • Đánh giá
Thông tin sản phẩm
Hỏi đáp
Đánh giá