Rao vặtTư vấnHỏi đápHỗ trợ
  Giỏ hàng  Đã xem  Thông báo  Đăng ký  Đăng nhập
Mua hàng thuận tiện hơn qua APP
Tải ứng dụng ngay

Dấu chân trên cát

0 nơi bán, giá từ : 0₫
Loại sách: Khoa học xã hội - Lịch sử - Khảo cổ học - dân tộc họcSố trang: 200
Kích cỡ: 13x19cmNhà xuất bản: Phương Đông
Tìm theo vần: DHình thức bìa: Bìa mềm
Dấu chân trên cát
Thông số kĩ thuật trên Vatgia.com chỉ mang tính tham khảo, thông số có thể thay đổi mà không báo trước.
Nếu bạn phát hiện thông số sai xin hãy Click vào đây để thông báo cho chúng tôi. Xin trân trọng cảm ơn bạn!
Loại sáchKhoa học xã hội - Lịch sử - Khảo cổ học - dân tộc học
Tác giảNguyên Phong
Số trang200
Kích cỡ13x19cm
Nhà xuất bảnPhương Đông
Tìm theo vầnD
Hình thức bìaBìa mềm
Khối lượng680
Nội dung tóm tắt

Giới thiệu về nội dung:

Ngày nay Ai Cập chỉ được biết đến như một quốc gia chậm tiến với những Kim Tự Tháp đồ sộ và những cổ mộ chứa xác ướp. Rất ít ai biết vê quá khứ đầy huy hoàng của nền văn minh đã bị vùi lấp trong lòng cát sa mạc này. Hiển nhiên, lịch sử đã ghi nhận về triều đại của các vua Pharaoh, những người đã tốn rất nhiều xương máu dân chúng để xây cất các Kim tự tháp, nhưng xây cất vào việc gì thì vẫn còn là một câu hỏi mà ngày nay người ta chưa tìm ra được câu trả lời. Lịch sử triều đại Ai Cập cũng chứa đựng nhiều bí mật lạ lùng không thể giải thích. Hiện nay, các nhà khảo cổ thông thái nhất vẫn không tìm được một chút manh mối hay di tích gì về các đấng quân vương, những người đã xây dựng lên nền văn minh nhất bên bờ sông Nile này. Họ chỉ khai quật được mồ mả , lăng tẩm của các bạo chúa, những người đã gây chiến tranh khắp nơi, làm đổ máu dân lành vô tội.

Nhà khảo cổ Kevin Livingston đã viết “Hình như các vị minh quân không hề xây cất lăng tẩm, không hề dựng bia đá khắc ghi công trạng của mình. Phần lớn các lăng tẩm hay mồ mả được đào lên chỉ toàn của các vị vua bất tài, những bạo chúa khát máu, những người mà tên tuổi không còn ai muốn nhắc tới nữa”. Ngày nay người ta biết đến triều đại các vua chúa Ai Cập thời cổ qua sách vở của người Hy Lạp. Sỡ dĩ các sử gia Hy Lạp biết được các chi tiết này vì họ đã học hỏi từ người Ai Cập bị đày biệt xứ tên là Sinuhe. Đây là một nhân vật lạ lủng, đã có công mang văn minh Ai Cập truyền vào Hy Lạp khi quốc gia này còn ở tình trạng kém mở mang so với Ai Cập lúc đó.

Các sử gia ngày nay đã đưa ra nhiều giả thuyết về nhân vật Sinuhe này. Có người cho rằng ông là một lái buôn đến Hy Lạp lập nghiệp, nhưng làm sao lái buôn lại mở trường dạy học và để lại nhiều tài liệu quý giá như thế được? Từ ngàn xưa, chỉ riêng giai cấp vua chúa là giáo sĩ mới được hưởng quy chế giáo dục toàn vẹn như vậy mà thôi. Do đó, một số người cho rằng ông thuộc giai cấp giáo sĩ nhưng việc một giáo sĩ Ai Cập đến mở trường dạy học tại Hy Lạp cũng là điều khó chấp nhận. Mặc dù khi đó văn minh Hy Lạp chưa tiến bộ như Ai Cập nhưng tôn giáo xứ này phát triển rất mạnh, hiển nhiên các giáo sĩ Hy Lạp không thể chấp nhận cho một giáo sĩ ngoại quốc đến mở trường dạy học tại thánh địa Olympia của họ được. Nếu thế phải chăng Sinuhe thuộc giai cấp hoàng tộc? Điều này xét ra cũng không có lý vì một người thuộc giai cấp hoàng tộc không thể bị đày biệt xứ. Luật pháp Ai Cập chủ trương xử tử những kẻ trong hoàng tộc nếu họ vi phạm một tội trọng nào đó chứ không có lệ bị đày biệt xứ, vì các vua Pharaoh rất sợ những người trong bọn họ chiêu binh mãi mã làm phản. Việc một người Ai Cập, thân thế mơ hồ, bị đày biệt xứ, đến mở trường dạy học tại Athans, trung tâm văn hóa của Hy Lạp, vẫn là một bí mật đến nay các nhà khảo cổ chưa tìm ra được câu trả lời.


Mục lục

Liên hệ quảng cáo

Liên hệ Quảng Cáo: 02439747875

Hỏi đáp về sản phẩm

Hỏi cộng đồng(Tối thiểu 20 kí tự)
  • Tất cả
  • Thông tin sản phẩm
  • Hỏi đáp
  • Đánh giá
Thông tin sản phẩm
Hỏi đáp
Đánh giá