Loại sách | Chính trị - Lịch sử - Địa Lý - Lịch sử Việt Nam |
Tác giả | PGS.TS. Phạm Xuân Hằng (Chủ biên) |
Số trang | 524 |
Kích cỡ | Đang cập nhật |
Nhà xuất bản | Hà Nội |
Tìm theo vần | H |
Hình thức bìa | Bìa mềm |
Nội dung tóm tắt |
Nghiên cứu, tổng kết, đúc rút các bài học kinh nghiệm từ hoạt động đối ngoại suốt một ngàn của Thăng Long - Hà Nội là một nhiệm vụ có ý nghĩa cấp bách, trước hết là để tiếp tục phát huy giá trị ngàn năm văn hiến trong thời kỳ hội nhập sâu rộng hôm nay. Đồng thời, việc làm sáng cái tài, đức, trí, tâm của cha ông trong ngàn năm giữ nước, dựng nước là một trọng trách và vinh dự, tự hào của thế hệ chúng ta hôm nay. Hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội (1010-2010), Đề tài Bài học kinh nghiệm trong hoạt động đối ngoại của Thăng Long - Hà Nội thuộc Chương trình khoa học cấp Nhà nước Nghiên cứu, phát huy điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và giá trị lịch sử - văn hóa 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, phục vụ phát triển toàn diện Thủ đô đã được triển khai trong 3 năm (2005-2007), thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học nhằm cố gắng thực thi nhiệm vụ đó. Nhằm xã hội hóa kết quả nghiên cứu, trên cơ sở kết quả của đề tài, nhóm biên soạn tổ chức biên soạn lại để xuất bản thành sách với tiêu đề Hoạt động đối ngoại trên đất Thăng Long - Hà Nội.
Hoạt động đối ngoại Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng rất phong phú và sôi động, từ chủ thể (tổ chức chính trị, nhà nước, nhân dân), đối tượng (quốc gia, tổ chức quốc tế, tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức văn hóa, cơ sở sản xuất kinh doanh...) đến các lĩnh vực (chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục...), trong những thời kỳ lịch sử khác nhau, với những yêu cầu, nhiệm vụ khác nhau của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Khuôn khổ cuốn sách này không đủ sức đi sâu nghiên cứu tất cả những vấn đề trên, mà chỉ giới hạn tổng hợp những hoạt động đối ngoại tiêu biểu diễn ra trên đất Thăng Long - Hà Nội trong một ngàn năm qua, chứa đựng những ý nghĩa nhiều mặt để khái quát thành một số bài học kinh nghiệm hữu dụng đối với hoạt động đối ngoại thủ đô và đất nước thời mở cửa và hội nhập ngày nay. |
Mục lục |
Chương 1. Thăng Long trong hoạt động đối ngoại của nhà Lý (1009-1225)
Chương 2. Thăng Long trong hoạt động đối ngoại của nhà Trần (1226 - 1400)
Chương 3. Đông Đô - Đông Quan trong hoạt động đối ngoại thời kỳ kháng chiến chống Minh và thời Lê sơ (1426-1257)
Chương 4. Thăng Long trong hoạt động đối ngoại của nhà Mạc và Lê - Trịnh (1527-1789)
Chương 5. Thăng Long - Hà Nội trong hoạt động đối ngoại thời Tây Sơn và thời Nguyễn (1789-1945)
Chương 6. Các hoạt động đối ngoại tiêu biểu của Hà Nội giai đoạn 1945-2006
Chương 7. Một số nhận xét về hoạt động đối ngoại qua ngàn năm lịch sử trên đất Thăng Long - Hà Nội
Chương 8. Bài học lịch sử và một số vấn đề đặt ra |