Rao vặtTư vấnHỏi đápHỗ trợ
  Giỏ hàng  Đã xem  Thông báo  Đăng ký  Đăng nhập
Mua hàng thuận tiện hơn qua APP
Tải ứng dụng ngay

Sự trở lại của kinh tế học suy thoái và cuộc khủng hoảng năm 2008

0 nơi bán, giá từ : 0₫
Loại sách: Kinh tế - Phân tích và Môi trường kinh tếSố trang: 256
Kích cỡ: 14.5x20.5cmNhà xuất bản: Trẻ
Tìm theo vần: SHình thức bìa: Bìa mềm
Sự trở lại của kinh tế học suy thoái và cuộc khủng hoảng năm 2008
Thông số kĩ thuật trên Vatgia.com chỉ mang tính tham khảo, thông số có thể thay đổi mà không báo trước.
Nếu bạn phát hiện thông số sai xin hãy Click vào đây để thông báo cho chúng tôi. Xin trân trọng cảm ơn bạn!
Loại sáchKinh tế - Phân tích và Môi trường kinh tế
Tác giảPaul Krugman
Người dịchNhiều dịch giả.
Số trang256
Kích cỡ14.5x20.5cm
Nhà xuất bảnTrẻ
Tìm theo vầnS
Hình thức bìaBìa mềm
Khối lượng340g
Nội dung tóm tắt
Đây là một cuốn sách phân tích, không nói quá nhiều về “cái đã xảy ra” bằng việc nói về lý do tại sao mọi việc đã xảy ra như vậy. Điều quan trọng là hiểu được bằng cách nào thảm họa đã có thể xảy ra, làm sao những nạn nhân của nó có thể “sống sót”, cũng như cách thức phòng ngừa thảm họa trong tương lai...

Tôi xin nói ngay từ đầu rằng về bản chất mà nói, đây là một cuốn sách phân tích. Theo đó, tôi không nói quá nhiều về “cái đã xảy ra” bằng việc nói về lý do tại sao mọi việc đã xảy ra như vậy. Tôi tin rằng điều quan trọng là hiểu được bằng cách nào thảm họa đã có thể xảy ra, làm sao những nạn nhân của nó có thể “sống sót”, cũng như cách thức phòng ngừa thảm họa trong tương lai. Điều này có nghĩa mục tiêu sau cùng của cuốn sách là, như người ta hay nói trong các trường kinh doanh, phát triển lý thuyết từ tình huống thực tế - hay nói cách khác, tìm ra cách thức suy nghĩ và lý giải tất cả những hiện tượng này.

Tuy nhiên, tôi cũng cố gắng tránh làm cho cuốn sách trở thành một sự trình bày khô khan về lý thuyết. Không có những phương trình, những biểu đồ bí hiểm, và (tôi hy vọng) cũng không có cả những thuật ngữ chuyên ngành quá ư khó hiểu. Là một nhà kinh tế có tên tuổi, tôi hoàn toàn có khả năng viết ra những điều khó hiểu tới mức … không ai đọc nổi. Thực ra mà nói, những tài liệu không-ai-đọc-nổi đó (những tài liệu chuyên ngành kinh tế với đầy những thuật ngữ - ND) của chính tôi và nhiều người khác đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp tôi đi đến những kết luận trong cuốn sách này. Tuy nhiên, điều mà thế giới hiện đang cần là một cách hành động khôn ngoan và có hiểu biết. Mà để có được cách hành động đó, các ý tưởng phải được trình bày bằng ngôn ngữ sao cho dễ đọc dễ hiểu với những ai liên quan, chứ không chỉ giới hạn trong những ông Tiến sĩ về Kinh tế học. Những phương trình và biểu đồ rối rắm khó hiểu nói trên chẳng qua chỉ đóng vai trò làm giàn giáo trong việc xây một tòa lâu đài tri thức. Một khi tòa lâu đài đã được xây tới một mức nào đó, người ta sẽ dỡ bỏ giàn giáo kia đi, những gì còn lại chỉ là ngôn ngữ giản dị và dễ hiểu.

Ngoài ra, dù mục tiêu sau cùng của cuốn sách là phân tích (analytical), đa phần nội dung lại bao gồm lối văn kể chuyện (narrative). Một phần là vì thứ tự trước sau của các sự kiện (ở đây có thể xem như cốt truyện) là một minh chứng quan trọng cho ý nghĩa và tính chính xác của lý thuyết đề ra (chẳng hạn, quan điểm “chính thống” về khủng hoảng kinh tế xem khủng hoảng là một hình phạt đích đáng dành cho một số nền kinh tế, đã không thể được biện minh khi đối mặt với thực tế: vài nền kinh tế có vẻ ngoài rất khác biệt cùng gặp khủng hoảng trong vài tháng gần nhau - một sự trùng hợp đặc biệt thú vị!). Ngoài ra, tôi cũng nhận ra rằng các sự kiện nối tiếp nhau cũng cung cấp bối cảnh cần thiết cho các nỗ lực tìm hiểu và giải thích của tôi, và rằng không phải ai cũng có điều kiện theo dõi sâu sát những sự kiện đặc biệt kịch tính trong mười tám tháng vừa qua. Cũng như ít ai nhớ chính xác những gì Thủ tướng Mahathir phát biểu tại Kuala Lumpur hồi tháng 8 năm 1997 và liên hệ chúng với những gì Donald Tsang đã làm ở Hongkong một năm sau đó! Trong những trường hợp như vậy, những câu chuyện được kể trong cuốn sách này sẽ giúp các bạn cùng hồi tưởng lại và suy ngẫm.

Tôi cũng xin nói đôi lời về phong cách trình bày của mình. Các tác giả về kinh tế học khi viết về những đề tài nghiêm trọng và to lớn thường bị cám dỗ sử dụng những ngôn từ và cách trình bày quá sức trịnh trọng, tự đề cao. Không phải ý tôi nói những vấn đề liên quan ở đây không quan trọng, ngược lại là khác, đôi khi chúng là những vấn đề sinh tử. Dù vậy, các chuyên gia kinh tế rất thường nghĩ rằng do vấn đề mà họ trình bày và xem xét là nghiêm trọng, lớn lao, cách tiếp cận nó cũng phải hết sức nghiêm trang, theo kiểu “vấn đề lớn - từ ngữ lớn”, tuyệt đối tránh những từ ngữ và cách diễn đạt bông lơn, thoải mái, không trang trọng. Tuy nhiên, chúng ta đều đã từng thấy rằng để có thể nắm bắt và hiểu được các hiện tượng mới và lạ, người ta phải sẵn sàng để có thể “chơi” với các ý tưởng. Tôi dùng động từ “chơi” ở đây một cách rất có suy nghĩ: những người quá ư trịnh trọng, nghiêm túc và thiếu óc khôi hài, sẽ chẳng bao giờ có thể đưa ra những kiến giải mới mẻ, về kinh tế học hay bất cứ lĩnh vực nào cũng vậy. Chẳng hạn hãy nghe tôi phát biểu “Nhật Bản đang chịu thiệt hại từ sự không thể thích nghi và điều chỉnh về bản chất, do mô hình tăng trưởng lấy Nhà nước làm trung tâm của họ dẫn tới sự cứng nhắc về cơ chế”. Rõ ràng tôi chẳng diễn tả hay “nói” được điều gì cả, có chăng chỉ tạo cho các bạn cảm giác rằng vấn đề tôi đang nói tới là một vấn đề rất khó khăn, không có câu trả lời dễ dàng - một cảm giác có thể hoàn toàn sai lầm. Giả sử tôi trình bày chính vấn đề trên đây của nước Nhật bằng một câu chuyện nhẹ nhàng về những thăng trầm của một hợp tác xã giữ trẻ (thực tế cuốn sách này có vài ví dụ như vậy) thì sao nhỉ? Thoạt nghe có vẻ kỳ dị, song chính sự khôi hài, bông lơn của phong cách này có đích nhắm riêng của nó: thức tỉnh và đưa tư duy của chúng ta sang hẳn một kênh khác, chẳng hạn trong ví dụ trên là việc nhận ra rằng có thể có một cách giải quyết khác đơn giản hơn, ít ra là cho một phần của vấn đề mà Nhật Bản đang gặp phải. Do đó xin độc giả đừng kỳ vọng nơi đây một cuốn sách viết theo lối hàn lâm trang trọng, ngược lại tuy mục tiêu đặt ra là hoàn toàn nghiêm túc, lối viết của tôi lại mang vẻ giản dị và đùa bỡn, như đề tài này đòi hỏi nó phải thế!

Và bây giờ hãy bắt đầu cuộc hành trình của chúng ta, bắt đầu với một thế giới với vẻ ngoài của nó, chỉ vài năm trước đây thôi.

Mục lục

Liên hệ quảng cáo

Liên hệ Quảng Cáo: 02439747875

Hỏi đáp về sản phẩm

Hỏi cộng đồng(Tối thiểu 20 kí tự)
  • Tất cả
  • Thông tin sản phẩm
  • Hỏi đáp
  • Đánh giá
Thông tin sản phẩm
Hỏi đáp
Đánh giá