Loại sách | Văn Hoá - Xã Hội - Xã hội |
Tác giả | Hữu Ngọc |
Số trang | 90 |
Kích cỡ | 10x18cm |
Nhà xuất bản | Thế Giới |
Tìm theo vần | T |
Hình thức bìa | Bìa mềm |
Khối lượng | 60g |
Nội dung tóm tắt |
Tuồng còn gọi là hát bội, hát bộ hay luông tuồng, bộ môn nghệ thuật cổ điển và bác học bậc nhất Việt Nam.
Đây là một loại văn nghệ trình diễn cổ truyền, phát triển từ loại hình sân khấu dân gian của văn học Việt Nam. Nó được hình thành trên cơ sở ca vũ nhạc và các trò diễn xướng dân gian vốn có từ lâu đời và rất phong phú của dân tộc Việt Nam.
Ðến cuối thế kỷ XVIII, tuồng đã phát triển một cách hoàn chỉnh về mọi mặt từ kịch bản văn học đến nghệ thuật biểu diễn.
Ngày nay môn nghệ thuật này vẫn được coi là “quốc hồn, quốc túy” của người Việt, sánh như Kinh kịch của Trung Quốc hay kịch Noh của Nhật Bản.
Tuồng truyền thống có tuổi đời hàng trăm năm, là sân khấu ca kịch chuyên nghiệp cao nhất, lâu đời nhất ở Việt Nam với những khuôn mẫu mang tính kinh điển.
Nghệ nhân đặt nền móng cho môn nghệ thuật Tuồng Việt chính là Đào Duy Từ (1572- 1634), quê Ngọc Sơn, Tĩnh Gia, Thanh Hoá. Ông vừa là nhà thơ, nhà nghệ thuật, vừa là nhà quân sự và nhà ngoại giao Đàng Trong. Từ nhỏ nổi tiếng thông minh học giỏi, nhưng vì xuất thân trong một gia đình làm nghề ca xướng, nên bị cấm thi cử. Bất mãn với thời vua Lê - chúa Trịnh, Đào Duy Từ vào phò chúa Nguyễn xây dựng xứ Đàng Trong ở buổi đầu. Ông là tác giả bộ sách quân sự Hổ trướng khu cơ và là người chỉ đạo việc đắp Luỹ Thầy nổi tiếng... |
Mục lục |
- Nguồn gốc của tuồng và quá trình phát triển nó
- Tuồng chính xác là gì?
- Tuồng được hiện đại hoá như thế nào
- Tuồng giống và khác các hình thức kịch Việt Nam như thế nào?
... |